Đối với mỗi quốc gia thì để có thể quản lý được các hoạt động và ổn định được đất nước thì không thế nào thiếu và có thể bỏ qua các văn bản pháp luật được áp dụng trong cuộc sống. Ủy ban pháp luật là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Ủy ban pháp luật là gì?
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội là cơ quan thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung của dự thảo sửa đổi Luật, Hiến pháp, Pháp lệnh của Quốc hội. Ủy ban của Quốc hội là cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Luật pháp là cơ quan độc lập theo luật định được thành lập bởi Đạo luật Ủy ban Luật năm 1965 để giữ cho luật của Anh và xứ Wales được xem xét và khuyến nghị cải cách ở những nơi cần thiết. Ủy ban Luật pháp là một cơ quan độc lập theo luật định giữ luật được xem xét và đề xuất cải cách khi cần thiết. Mục đích của Ủy ban là đảm bảo luật công bằng, hiện đại, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất có thể tiến hành nghiên cứu và tham vấn để đưa ra các khuyến nghị có hệ thống để Nghị viện xem xét, và pháp điển hóa luật pháp, loại bỏ các quy định bất thường, bãi bỏ các ban hành lỗi thời và không cần thiết cũng như giảm số lượng các đạo luật riêng biệt.
Ủy ban Luật của Ấn Độ là một cơ quan hành pháp được thành lập theo lệnh của Chính phủ Ấn Độ. Chức năng chính của nó là hoạt động để cải cách luật pháp. Thành viên của nó chủ yếu bao gồm các chuyên gia pháp lý, những người được Chính phủ giao nhiệm vụ. Ủy ban được thành lập với nhiệm kỳ cố định và hoạt động như một cơ quan tư vấn cho Bộ Pháp luật và Tư pháp
2. Nhiệm vụ của Ủy ban pháp luật:
Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban pháp luật được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Dương gia xin trình bày về vấn đề này. Dựa trên căn cứ Điều 70
Thứ nhất, Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 70 thì có nhiệm vụ đó là thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước theo như quy định và việc này được thực hiện như sau: “Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước, trừ tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thẩm tra đề nghị của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị của đại biểu Quốc hội về luật, pháp lệnh; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”.
Trong đó thì hoạt động thẩm tra được biết đến với nội dung đó là việc kiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một vấn đề nào đó để đi đến kết luận về tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính khả thi. Còn đối với khái niệm về dự án luật và dự án pháp lệnh được biết đến là văn bản do Chính phủ hoặc các cơ quan khác theo luật định trình ra Quốc hội xem xét, thông qua một đạo luật hoặc một bộ luật. Như vậy, để có thể đưa ra một văn bản pháp luật để áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước thì cần phải thực hiện các hoạt động thẩm tra đối với những dựa án luật theo như quy định của pháp luật hiện hành và được thực hiện bới Ủy ban pháp luật của Quốc hội.
Thứ hai, theo như quy định tại khoản 2 Điều này thì cũng quy định về trách nhiệm của Ủy ban pháp luật trong việc hoạt động xây dựng pháp luật và sử đổi các dự thảo luật, hiến pháp như sau: ” Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm kỹ thuật lập pháp đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thẩm tra kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ,
Trong đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì tính hợp pháp và hợp hiến được biết đến với nội dung là: Hợp hiến có nội dung là” Hợp hiến là trạng thái của luật pháp khi tuân thủ hiến pháp của quốc gia. Một bộ luật hay một thủ tục trong hoạt động chính phủ nếu đúng theo quy định của hiến pháp thì được gọi là hợp hiến. Nếu sai thì gọi là vi hiến. Thông thường thì mọi bộ luật phải được xây dựng dựa theo quy định ghi tại hiến pháp để được coi là hợp hiến”. Và theo từ điển Hán Việt, hợp pháp là tính từ thể hiện sự phù hợp, đúng đắn với quy định của pháp luật.
3. Quyền hạn của Ủy ban pháp luật:
Theo như quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 70
“3. Chủ trì thẩm tra đề án về thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác do Quốc hội thành lập; thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính; chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
4. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước, trừ tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
5. Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách” .
Trong đó, có các hoạt động như thẩm tra và giám sát được hiểu là những hoạt đọng cơ bản trong các quyền của Ủy ban pháp luật được quy định được thực hiện theo như pháp luật Việt Nam hiện hành. Trong đó thì hoạt động thẩm tra được nhắc đến ở đây đó chính là việc Ủy ban pháp luật của Quốc hội thực hiện việc kiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một vấn đề nào đó để đi đến kết luận về tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính khả thi.
Ủy ban pháp luật có trách nhiệm tập hợp và chủ trì thẩm tra đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội và dự án, dự thảo khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Thường trực Ủy ban pháp luật có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Theo như quy định tại khoản 6 Điều này thì cũng quy định về nhiệm vụ của Ủy ban pháp luật về việc: “Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách; kiến nghị các biện pháp cần thiết nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.”
Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra về những nội dung liên quan đến lĩnh vực xây dựng luật, pháp lệnh, gửi văn bản tham gia thẩm tra đến cơ quan chủ trì thẩm tra và cử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện Ủy ban pháp luật tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của dự án, dự thảo liên quan đến lĩnh vực xây dựng lật, pháp lệnh và những vấn đề khác thuộc nội dung của dự án, dự thảo.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: