Chính sách bảo hiểm xã hội được xem là một trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống. Vậy có thể đóng bảo hiểm xã hội ở nơi đặt văn phòng đại diện được hay không?
Mục lục bài viết
1. Đóng BHXH ở nơi đặt Văn phòng đại diện được không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Chi nhánh theo quy định của pháp luật và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh có chức năng và nhiệm vụ thực hiện toàn bộ chức năng hoặc thực hiện một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh bắt buộc phải đúng với ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký;
– Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, văn phòng đại diện có chức năng và nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. Văn phòng đại diện sẽ không được phép thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp;
– Địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật là nơi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định cụ thể về phương thức đóng bảo hiểm xã hội căn cứ theo quy định tại Điều 85 và Điều 86 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Cụ thể như sau:
– Đối với phương thức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Thì theo quy định của pháp luật, hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, các đơn vị cần phải trích tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, đồng thời các đơn vị cần phải trích từ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản trên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc mở tại Kho bạc nhà nước;
– Trong trường hợp đóng bảo hiểm xã hội 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần. Theo quy định của pháp luật, các đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, trả lương theo khoán thì cần phải đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức hằng tháng hoặc đóng bảo hiểm xã hội 03 tháng một lần, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, các đơn vị cần phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Trong trường hợp đóng bảo hiểm xã hội theo địa bàn, sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
+ Đơn vị đóng bảo hiểm xã hội ở địa bàn tỉnh nào thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh đó theo sự phân cấp của bảo hiểm xã hội tỉnh;
+ Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì sẽ cần phải thực hiện thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn đó hoặc đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mẹ.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể xác định cụ thể về nguyên tắc đóng bảo hiểm xã hội, theo đó người lao động cần phải tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở chính. Đối với những người lao động làm việc tại chi nhánh thì người lao động đó có thể lựa chọn hình thức đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn đó hoặc có thể đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mẹ.
Pháp luật hiện nay không quy định đối với các văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn đó hoặc đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mẹ.
Tuy nhiên trong trường hợp người lao động làm việc và công tác tại các văn phòng đại diện của doanh nghiệp, tuy nhiên ký kết
Hay nói cách khác, người lao động làm việc tại văn phòng đại diện tuy nhiên vẫn phải tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, không được đóng bảo hiểm xã hội ở nơi đặt văn phòng đại diện.
2. Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 86 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, theo đó, người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
Theo đó, đối chiếu với quy định tại Điều 85 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, người lao động không làm việc và không hưởng lương trong khoảng thời gian từ 14 ngày trở lên trong tháng thì người lao động đó sẽ không cần phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. Thời gian này theo quy định của pháp luật sẽ không được sử dụng để tính vào thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, ngoại trừ trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động sẽ không cần phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không làm việc và không hưởng lương trong khoảng thời gian từ đủ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên của người sử dụng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 86 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 và Điều 92 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động hàng tháng cần phải có trách nhiệm đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Cụ thể như sau:
– 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
– 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
– 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo đó, người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp với mức là 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, với mức là 14% vào quỹ hưu trí và từ tuất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
– Quyết định 888/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: