Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp người dân sống trong những căn nhà sập sệ, thiếu an toàn hay nhiều người muốn chuyển sang một môi trường sống tốt hơn. Hiện nay việc đổi nhà ở đã trở nên khá phổ biến đối với mỗi người. Đổi nhà ở là gì? Quy định của pháp luật về đổi nhà ở?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở:
Theo Điều 117
Các bên tham gia giao dịch về nhà ở phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
– Điều kiện đối với bên bán cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.
+ Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật về dân sự.
– Đối với trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
+ Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở nếu là cá nhân thì cần phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Điều kiện đối với bên mua thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân.
+ Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
+ Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
– Điều kiện đối với tổ chức được quy định như sau:
+ Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập.
+ Trong trường hợp bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi các bên tham gia giao dịch về nhà ở cần đáp ứng các điều kiện cụ thể nêu trên đẻ đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chính mình cũng như của các chủ thể có liên quan.
2. Quy định của pháp luật về đổi nhà ở:
Theo Điều 139 Luật nhà ở năm 2014 quy định về đổi nhà ở thuộc sở hữu chung có nội dung cụ thể như sau:
– Đối với việc đổi nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.
– Cần lưu ý trong trường hợp đổi nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì các chủ thể là chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung chỉ được đổi phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu chung khác.
Sau khi nhận đổi phần nhà ở thuộc sở hữu chung thì chủ sở hữu nhà ở mới không được làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu chung khác.
Theo Điều 140 Luật nhà ở năm 2014 quy định về đổi nhà ở đang cho thuê có nội dung cụ thể như sau:
– Các chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải
– Các chủ thể là bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở đã ký với chủ sở hữu nhà ở cũ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, ta nhận thấy, Luật nhà ở năm 2014 đã đưa ra một số quy định cụ thể về đổi nhà ở thuộc sở hữu chung và đổi nhà ở đang cho thuê. Cũng cần lưu ý rằng, khi các chủ thể đổi nhà ở và chuyển quyền sở hữu nhà ở cho nhau, nếu có chênh lệch về giá trị nhà ở thì các bên đổi nhà ở phải thanh toán giá trị chênh lệch đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác theo quy định cụ thể tại Điều 141 Luật nhà ở năm 2014.
3. Nội dung quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu nhà ở:
Theo Điều 120 đã đưa ra quy định về trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở có nội dung cụ thể như sau:
“1. Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.
2. Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.”
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở về cơ bản sẽ được tiến hành theo các bước như trên.
4. Thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu nhà ở:
– Đối với hồ sơ chuyển đổi quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
+ Hợp đồng chuyển đổi có chứng nhận của công chứng Nhà nước.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của hai bên chuyển đổi nhà ở.
+ Bản khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Bản khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất (do cơ quan quản lý nhà ở cung cấp tại nơi tiếp nhận hồ sơ).
– Về trình tự, thủ tục chuyển đổi nhà ở được tiến hành theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Các bên đổi nhà ở sẽ đến lập hợp đồng chuyển đổi nhà ở tại cơ quan công chứng (không phân biệt địa bàn), kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và chứng minh thư nhân dân. Đối với giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở có thể soạn sẵn hoặc do công chứng viên soạn.
+ Bước 2: Các bên chuyển đổi nhà ở sẽ phải nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức) nơi có nhà ở.
+ Bước 3 : Dựa vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ tiến hành việc kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
+ Bước 4: Sau khi đã có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.
+ Bước 5 : Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Theo quy định của pháp luật thì thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cần lưu ý rằng thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.