Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Định giá là gì? So sánh giữa định giá và thẩm định giá tài sản?

Tư vấn pháp luật

Định giá là gì? So sánh giữa định giá và thẩm định giá tài sản?

  • 25/12/2022
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    25/12/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Định giá là gì? Quy định về các căn cứ, phương pháp định giá. Thẩm quyền định giá và trách nhiệm định giá. So sánh giữa định giá và thẩm định giá tài sản.

    Hiện nay, việc định giá và thẩm định giá là hai khái niệm thường gây hiểu lầm. Vậy hiểu thế nào là định giá? Giữa định giá và thẩm định giá tài sản khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

    Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Định giá là gì? 
    • 2 2. Quy định về các căn cứ, phương pháp định giá:
      • 2.1 2.1. Về căn cứ định giá: 
      • 2.2 2.2. Phương pháp định giá: 
    • 3 3. Thẩm quyền định giá và trách nhiệm định giá: 
    • 4 4. So sánh giữa định giá và thẩm định giá tài sản:

    1. Định giá là gì? 

    Căn cứ theo Khoản 5 Điều 4 Luật giá năm 2012 quy định định giá là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các đơn vị tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.

    Các đối tượng hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá bao gồm:

    – Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh.

    – Tài nguyên quan trọng.

    – Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

    Danh mục hàng hóa, dịch cụ do Nhà nước định giá được quy định căn cứ tại Khoản 3 Điều 19 Luật giá 2012, cụ thể là: 

    – Định mức giá cụ thể đối với:

    + Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; phục vụ hành khách. bảo đảm an ninh hàng không và dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

    + Dịch vụ kết nối viễn thông.

    + Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

    – Tiến hành định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; giá dịch vụ hàng không khác; giá thuê mặt bằng, giá dịch vụ thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay.

    – Định khung giá và mức giá cụ thể đối với trường hợp:

    + Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt.

    + Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước.

    + Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

    – Thực hiện định giá tối đa hoặc giá tối thiểu trong trường hợp:

    + Hàng dự trữ quốc gia; các loại hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (ngoại trừ các dịch vụ quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 19 Luật giá 2012).

    + Sản phẩm là thuốc lá điếu sản xuất trong nước.

    + Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.

    2. Quy định về các căn cứ, phương pháp định giá:

    Theo quy định tại Điều 21 Luật giá 2012 có quy định về các căn cứ định giá cũng như phương pháp định giá như sau: 

    2.1. Về căn cứ định giá: 

    – Căn cứ trên giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến.

    – Dựa trên quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền.

    – Khả năng thanh toán của người tiêu dùng.

    – Căn cứ giá thị trường trong và ngoài nước; khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá.

    2.2. Phương pháp định giá: 

    – Đối với hàng hóa, dịch vụ: do Bộ tài chính quy định phương pháp định giá chung.

    – Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình: do các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá.

    3. Thẩm quyền định giá và trách nhiệm định giá: 

    * Định giá hàng hóa, dịch vụ và giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan: thẩm quyền do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định giá.

    * Bộ trưởng các bộ sẽ tiến hành định giá hàng hóa, dịch vụ gồm:

    – Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền định giá:

    + Giá cụ thể đối với: Dịch vụ kiểm định phương tiện vận tải (bao gồm dịch vụ đăng kiểm phương tiện thiết bị giao thông vận tải và các công trình khai thác, vận chuyển dầu khí biển).

    + Khung giá đối với: Nước sạch sinh hoạt; dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật; dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y.

    + Giá tối đa đối với: Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập.

    + Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia (trừ hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

    + Giá mua tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công trong danh mục được cấp có thẩm quyền ban hành, sử dụng ngân sách trung ương (trừ sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của các bộ, ngành khác và của Ủy ban nhân dân tỉnh) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ.

    + Giá mua tối đa hàng hóa, dịch vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách trung ương.

    + Giá bán tối thiểu đối với sản phẩm thuốc lá điếu tiêu thụ trong nước.

    + Giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

    + Khung giá, giá tối đa hoặc giá cụ thể đối với dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán bao gồm: Dịch vụ liên quan đến hoạt động niêm yết, giao dịch, cung cấp thông tin, đấu giá, đấu thầu chứng khoán; dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán, giám sát tài sản, đại diện người sở hữu trái phiếu, thanh toán bù trừ tiền giao dịch chứng khoán; dịch vụ liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

    – Bộ trưởng Bộ Công Thương có thẩm quyền:

    + Giá cụ thể đối với: Giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

    + Khung giá đối với: Giá phát điện, giá bán buôn điện.

    + Giá tối thiểu đối với: Dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.

    – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền:

    + Giá cụ thể đối với: Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do trung ương quản lý.

    + Khung giá rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

    – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền: Giá sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông bao gồm cả dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích theo quy định của pháp luật về bưu chính, viễn thông.

    – Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền định giá:

    + Giá cụ thể đối với: Dịch vụ kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc dùng cho người sử dụng ngân sách nhà nước; dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập sử dụng ngân sách nhà nước.

    + Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và bảo hiểm y tế.

    – Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền định giá:

    + Các sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia, đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách trung ương.

    + Giá cụ thể đối với các dịch vụ hàng không gồm giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; giá dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; giá dịch vụ điều hành bay đi, đến; giá phục vụ hành khách; giá bảo đảm an ninh hàng không và giá dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

    + Giá tối đa đối với: dịch vụ sử dụng đường bộ gồm đường quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh; dịch vụ sử dụng đò, phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do trung ương quản lý.

    + Khung giá đối với: các dịch vụ đò, phà thuộc tuyến quốc lộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do trung ương quản lý; dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga do trung ương quản lý; dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do trung ương quản lý; dịch vụ hoa tiêu, dẫn đường.

    – Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

    – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định giá sản phẩm, dịch vụ công ích phục vụ quốc phòng; giá hàng hóa, dịch vụ quốc phòng do Bộ Quốc phòng đặt hàng tại các doanh nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ thanh toán bằng ngân sách nhà nước.

    – Bộ trưởng Bộ Công an quy định về giá hàng hóa, dịch vụ phục vụ an ninh chính trị, trật tự xã hội; giá hàng dự trữ quốc gia về an ninh chính trị, trật tự xã hội.

    – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định về giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

    * Hội đồng nhân dân tỉnh: quy định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

    * Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về giá các loại đất; khung giá đất;…

    4. So sánh giữa định giá và thẩm định giá tài sản:

    Các tiêu chí Định giá tài sản Thẩm định giá tài sản
    Mục đích đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định. việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.
    Nguyên tắc – dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính chất, vị trí, quy mô, thực trạng của tài sản và giá thị trường tại thời điểm định giá.

    – độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật.

    – tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

    – chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá.

    – bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.

    Phương pháp phương pháp so sánh trực tiếp; phương pháp thu nhập,… phương pháp so sánh; phương pháp chi phí; phương pháp thu nhập; phương pháp lợi nhuận
    Chủ thể thực hiện do Nhà nước thực hiện do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Định giá tài sản

    Thẩm định giá


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Quy định về định giá tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    Nguyên tắc và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động định giá tài sản. Quy định về định giá tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trường hợp định giá lại tài sản. Mẫu yêu cầu định giá tài sản.

    Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân?

    Sự khác biệt giữa thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân? Hồ sơ để vay vốn tín dụng cá nhân? Hồ sơ để vay vốn tín dụng doanh nghiệp?

    Công ty thẩm định giá tài sản là gì? Điều kiện thành lập?

    Công ty thẩm định giá tài sản là gì? Điều kiện thành lập công ty thẩm định giá? Công ty thẩm định giá theo quy định của Luật giá?

    Giá trị để tính thuế trong định giá là gì? Đặc điểm và liên hệ thực tiễn?

    Giá trị để tính thuế trong định giá là gì? Đặc điểm và liên hệ thực tiễn? Giá trị phi thị trường trong định giá tài sản?

    Hội đồng định giá tài sản là gì? Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng dân sự?

    Hội đồng định giá tài sản là gì? Hội đồng định giá tài sản tiếng Anh là gì? Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự do Tòa án thành lập? Các trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá?

    Mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị định giá lại tài sản

    Mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị định giá lại tài sản là gì? Mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị định giá lại tài sản? Quy định của pháp luật về định giá lại tài sản?

    Mẫu thông báo nội dung kết luận định giá tài sản mới nhất

    Giám định và định giá tài sản là một trong những hoạt động được tiến hành trong quá trình tố tụng. Theo đó, trong một số trường hợp khi có các yêu cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giám định cũng như định giá tài sản theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

    Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong tố tụng dân sự

    Quy định về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản trong tố tụng dân sự? Trình tự, thủ tục định giá tài sản?

    Định giá tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ Luật Dân sự

    Đặc điểm của biện pháp bảo đảm? Định giá tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ Luật Dân sự?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ