Thực phẩm biến đổi gen trong khía cạnh nhất định không hề gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu thụ, trước hết thì nhưng thực phẩm này phải có đầy đủ điều kiện an toàn vệ sinh. Vậy điều kiện về an toàn vệ sinh với thực phẩm biến đổi gen đươc quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Thực phẩm biến đổi gen có nằm trong trường hợp được cấp giấy an toàn vệ sinh?
Trong lĩnh vực nông nghiệp thì thực phẩm biến đổi gen không còn quá xa lạ, hiện tượng này thường được xuất hiện trong một số sản phẩm nhất định như ngô, đậu nành và bông… Theo khoản 24 Điều 2 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2018 Luật An toàn thực phẩm quy định thực phẩm biến đổi gen được hiểu là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen. Thực phẩm biến đổi gen trong một khía cạnh khác không mang tính ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người mà còn tăng khả năng kháng lại sâu bệnh hoặc để cây trồng cứng cáp hơn, thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng hơn,..Để có thể lý giải được thắc mắc thực phẩm biến đổi gen có nằm trong trường hợp được cấp giấy an toàn vệ sinh thì cần tìm hiểu về những trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được ghi nhận tại Điều 12
– Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩ có quy mô sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Nếu những đối tượng thực hiện việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng không đảm bảo được địa điểm cố định để làm;
– Tiến hành sơ chế nhỏ lẻ;
– Có các hoạt động kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Thực hiện việc kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Bên cạnh đó, tiến hành sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Cơ sở được thành lập vói mục đích làm bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn
– Cá nhân tổ chức tiến hành kinh doanh thức ăn đường phố;
– Đồng thời, pháp luật cũng ghi nhận những cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực;
Lưu ý rằng: Các cơ sở được trình bày phía trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
2. Điều kiện về an toàn vệ sinh với thực phẩm biến đổi gen:
Theo Điều 15 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2018 Luật An toàn thực phẩm quy định để bảo đảm an toàn cho thực phẩm biến đổi gen cần tuân thủ các điều kiện sau đây:
– Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật An toàn thực phẩm về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm:
+ Đói tượng cần đáp ứng các yếu tố về quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
+ Xét trên thực tế thì từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 15 thực phẩm sẽ phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
Tuân thủ các quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Liên quan đến các quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
Vấn đề bảo quản của từng loại thực phẩm khác nhau cũng có cách thức khác nên cần tuân thủ quy định về bảo quản thực phẩm.
– Những nội dung thể hiện tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Hiện nay dược quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 2 Điều 15 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
+ Nội dung trong Điều 9 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã quy định nội dung thể hiện sự bảo đảm an toàn đối với thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen đã ghi nhận:
Những yếu tố để đảm bảo điều kiện cấp, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy Xác nhận sinh vật biến đổi gen để sử dụng làm thực phẩm và danh mục sinh vật biến đổi gen. Một khi đã đủ điều kiện thì cá nhân tổ chức sẽ được cấp Giấy Xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;
+ Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các nội dung về ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm được thể hiện:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên thị trường có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải đảm bảo rằng trong trường hợp có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm thì không chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa mà còn phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Các trường hợp được miễn ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm: Những loại thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có thành phần nguyên liệu biến đổi gen nhưng không phát hiện được gen hoặc sản phẩm của gen bị biến đổi trong thực phẩm; Còn phải kể đến những thực phẩm biến đổi gen tươi sống, thực phẩm biến đổi gen chế biến không bao gói và trực tiếp bán cho người tiêu dùng; Hoặc thực phẩm biến đổi gen sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh.
Theo đó, cơ sở kinh doanh thực phẩm biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu không thuộc các trường hợp quy định nêu trên.
3. Hướng xử lý hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen:
Thực phẩm biến đổi gen hay những loại thực phẩm khác khi đưa vào trong thị trường tiêu thụ sản phẩm phải cam kết được chất lượng cũng như sự an toàn thực phẩm đối với đối tượng tiêu thụ thực phẩm. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ có thể bị phạt hành chính với các mức khác nhau tùy từng hành vi vi phạm. Hiện nay, được quy định tại Điều 17
– Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi không tuân thủ các quy định về vận chuyển, lưu giữ thực phẩm biến đổi gen, sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm;
– Mức phạt tăng cao hơn lên tới từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi đối tượng trực tiếp kinh doanh có hành vi vi phạm sau đây:
+ Những hoạt động về sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen không có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;
+ Có hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm nhưng không có giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;
+ Phương pháp sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản không đúng theo quy định. Cụ thể là dùng phương pháp chiếu xạ không thuộc danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ;
+ Cuối cùng, phải kể đến việc thực hiện chiếu xạ thực phẩm nhưng vi phạm các quy định về tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ hoặc chiếu xạ thực phẩm tại cơ sở chưa đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH 2018 Luật An toàn thực phẩm;
– Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.