Điều kiện thành lập thư viện công lập, ngoài công lập? Thủ tục thành lập thư viện công lập, ngoài công lập?
Sự ra đời và tồn tại của thư viện là nhu cầu tất yếu khi những giá trị văn hóa dân tộc, nhân loại, tri thức loài người ngày càng có thể bị mai một do không có một không gian lưu giữ và chia sẻ. Thư viện vừa mang tính mở rộng vừa mang tính quản lý, để đảm bảo cho hoạt động quản lý được hiệu quả, tối ưu thì người ta chia thư viện thành các loại hình thư viện, trong đó căn cứ vào mô hình tổ chức thì có thư viện công lập và thư viện ngoài công lập. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin pháp lý về điều kiện, thủ thục thành lập 02 loại thư viện này: Điều kiện và thủ tục thành lập thư viện công lập, ngoài công lập.
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Thư viện năm 2019.
Trước khi đi vào phân tích các nội dung cụ thể, tác giả cung cấp khái niệm về thư viện công lập, thư viện ngoài công lập, theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Thư viện, cụ thể:
– Thư viện công lập là thư viện do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản.
Thư viện công lập bao gồm: Thư viện Quốc gia Việt Nam; Thư viện công cộng; Thư viện chuyên ngành; Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân; Thư viện cơ sở giáo dục đại học; Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác.
– Thư viện ngoài công lập là thư viện do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.
Thư viện ngoài công lập bao gồm: Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
Thư viện ngoài công lập là mô hình lần đầu được đưa vào điều chỉnh trong Luật Thư viện, trước đó Pháp lệnh thư viện năm 2000 không ghi nhận sự tồn tại của loại thư viện này.
1. Điều kiện thành lập thư viện công lập, ngoài công lập?
Điều kiện thành lập thư viện được quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Thư viện, tuy nhiên, đây là quy định chung được áp dụng đối với các loại thư viện mà không phân biệt thư viện công lập hay ngoài công lập. Cho đến khi nghị định hướng dẫn ra đời, Mục 4 Chương II Nghị định 93/2020/NĐ-CP, các điều kiện về thành lập thư viện cũng gắn với mỗi loại hình thư viện được quy định tại Khoản 1, Điều 9 Luật Thư viện mà không xác định dựa theo tiêu chí về mô hình tổ chức thư viện. Tuy nhiên, thực tế, dựa vào các loại thư viện đó, chúng ta hoàn có có thể xác định được thư viện nào là thư viện công lập và thư viện nào là thư viện ngoài công lập.
Điều kiện thành lập thư viện nói chung theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 Luật Thư viện, với 05 điều kiện cơ bản:
Một là, mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định. Với mỗi loại thư viện, việc xác định mục tiêu và và đối tượng phục vụ là yếu tố cơ bản nhất để hình thành nên kho tư liệu, tài liệu có giá trị ứng dụng cao và đảm bảo đúng chức năng của thư viện. Điều kiện này Chẳng hạn, đối với thư viện đại học (thư viện công lập) thì đối tượng phục vụ là người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.
Hai là, tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện. Tính phù hợp được phản ánh trong giá trị về nội dung mà tài nguyên thông tin mang lại, đó phải là các thông tin có định hướng và xây dựng dựa trên các chức năng, nhiệm vụ mà thư viện mang lại và cần thiết phải mang lại. Giữa điều kiện một là điều kiện hai có mối quan hệ chặt chẽ.
Ba là, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện. Thư viện thường phải nằm tại các vị trí ở trung tâm, thuận tiện cho việc di chuyển và người sử dụng dễ nhận diện; diện tích của thư viện phải đảm bảo được sức chứa lớn, các cơ sở về bàn ghế, thiết bị chống cháy nổ, thiết bị an ninh, mạng nội bộ,…đây đều là những điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự ra đời của thư viện mà chưa xét đến các điều kiện khác về nhân sự quản lý.
Bốn là, người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện. Người làm công tác thư viện là người trực tiếp tham gia vào quản lý, sắp xếp, hỗ trợ người sử dụng trong thư viện. Tính chuyên môn, nghiệp vụ phải được thể hiện các qua các bằng cấp, chứng chỉ đúng chuyên ngành, có năng lực bản thân trong các kỹ năng mềm và cẩn thận, chu đáo như một người làm dịch vụ.
Năm là, người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đây là điều kiện đương nhiên, phù hợp với quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp.
2. Thủ tục thành lập thư viện công lập, ngoài công lập?
Thủ tục thành lập thư viện công lập hay ngoài công lập không được quy đinh trong Luật Thư viện, mà chỉ được quy định như một nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh về nội dung này. Cụ thể:
(1) Thành lập thư viện công lập.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thư viện:
“1. Đối với thư viện là đơn vị sự nghiệp công lập, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Đối với thư viện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật điều chỉnh việc thành lập cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.“
Dựa theo quy định này, có thể nhận định rằng, thành lập thư viện công lập không phải là câu chuyện đơn giản, bởi đó là việc nhà nước bỏ nguồn tài chính để đầu tư và nguồn tài chính đó được lấy từ ngân sách nhà nước. Điều này làm cho các thủ tục trở nên phức tạp hơn và phải được tiến hành chặt chẽ, tránh làm thất thoát tiền của của quốc gia. Điển hình có tính phức tạp về thủ tục, đối với thư viện là đơn vị sự nghiệp công lập, để được thành lập, thư viện này phải trải qua các quá trình lập đề án thành lập;
Thủ tục quan trọng nhất khi thành lập thư viện công lập là
(2) Thành lập thư viện ngoài công lập.
So với thành lập thư viện công lập, thì thành lập thư viện ngoài công lập có thủ tục dường như đơn giản hơn, theo đó, tại Điều 20 Luật Thư viện ghi nhận rằng:
“1. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền thành lập thư viện khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với thư viện thành lập theo mô hình doanh nghiệp, việc thành lập thư viện thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.“
Thực tế, thư viện ngoài công lập không phổ biến ở nước ta, việc thành lập thư viện dưới mô hình doanh nghiệp cũng có nhiều yếu tố chi phối, trong đó mục tiêu lợi nhuận khiến cho thư viện có thể không đảm bảo được chức năng mà nó cần mang lại, tuy nhiên, đây cũng là mô hình nên xem xét, bởi việc người sử dụng trả tiền để sử dụng thư viện và được cung cấp các dịch vụ thư viện tối ưu nhất cũng là cách để họ tận dụng được hết tất cả các giá trị mà thư viện dưới mô hình doanh nghiệp có. Thủ tục thành lập thư viện theo mô hình doanh nghiệp được thực hiện như thành lập doanh nghiệp.
Tổ chức, cá nhân, hay công đồng dân cư thành lập thư viện cũng đang là xu hướng tại các phường, xã, thị trấn với quy mô cực kỳ nhỏ, chủ yếu phục vụ cho cư dân địa phương hoặc một số đối tượng nhất định. Việc thành lập không có thủ tục cố định mà chỉ thực hiện khi có đủ điều kiện và có thể thông báo tới cơ quan có thẩm quyền.
Từ việc tìm hiểu quy định của pháp luật, tác giả nhận thấy rằng, quy định về thủ tục thành lập thư viện đang không thực sự rõ ràng và cụ thể. Điều này dẫn đến những khó khăn cho trong việc thực hiện thành lập, đặc biệt là thư viện ngoài công lập. Đây cũng là lí do dẫn đến tình trạng thư viện ngoài công lập không thực sự phát triển ở nước ta. Vì vậy, điều quan trọng là pháp luật cần có sự điều chỉnh, quy định rõ hơn về hai mô hình thư viện công lập và ngoài công lập, quy định về thủ tục trong chính các văn bản hướng dẫn về Luật Thư viện, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho sự ra đời và tồn tại bền vững của thư viện trong cộng đồng dân cư.