Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Mô hình quản lý thư viện? Quy trình nghiệp vụ quản lý Thư viện?

Tư vấn pháp luật

Mô hình quản lý thư viện? Quy trình nghiệp vụ quản lý Thư viện?

  • 21/10/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    21/10/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Mô hình quản lý thư viện? Quy trình nghiệp vụ quản lý Thư viện?

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thư viện, tuy vậy hoạt động quản lý là yếu tố quan trọng nhất, bởi một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp và phương pháp, cơ chế quản lý khoa học sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn: tiết kiệm chi phí và thời gian, tiết kiệm sức lao động, giảm thiểu những hư hao vật chất, tăng năng suất lao động và tạo được hiệu quả cao nhất trong công việc. Như vậy, một mô hình quản lý hiệu quả, một quy trình nghiệp vụ quản lý chuyên nghiệp sẽ quyết định đến tính sự duy trì và phát triển của một thư viện. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ có những phân tích cụ thể về mô hình quản lý thư viện, quy trình nghiệp vụ quản lý thư viện để giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về các nội dung này.

    Trước khi đi vào phân tích, tác giả cung cấp khái niệm về thư viện, được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 3 Luật Thư viện năm 2019 như sau: “Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.” .

    Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

    1. Mô hình quản lý thư viện?

    Tương tự như các lĩnh vực khác, xem xét từ bản chất quản lý thư viện vẫn là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Nếu căn cứ trên qui mô (phạm vi) quản lý thư viện được phân chia thành quản lý vĩ mô và quản lý vi mô. Xem xét từ bình diện vi mô quản lý thư viện được hiểu là quản lý trong thư viện hay trung tâm thông tin. Với cách tiếp cận này, chủ thể quản lý là cán bộ quản lý gồm ban giám đốc, trưởng các phòng, bộ phận, nhóm… Khách thể quản lý là nhân viên cấp dưới (người làm công tác thư viện); Các yếu tố liên quan đến hoạt động chuyên môn (nguồn lực thông tin, hoạt động xử lý tổ chức thông tin, dịch vụ thông tin thư viện, người dùng tin); Cơ sở vật chất, trang thiết bị.

    Mô hình quản lý thư viện là cách thức tổ chức hoạt động của thư viện nhằm đảm bảo sự vận hành đồng bộ, hài hòa, hợp lý giúp cho thư viện đạt hiệu quả tốt nhất trong hoạt động chức năng của nó.

    Mô hình quản lý thư viện không được quy định trong các văn bản pháp luật mà chỉ được các thư viện linh hoạt, chủ động áp dụng để phù hợp với các loại hình thư viện. Trong một môi trường quản lý với sự hỗ trợ của pháp luật người quản lý thư viện có thể lựa chọn áp dụng mô hình quản lý mở, linh hoạt, bởi mọi quan hệ được điều tiết bằng pháp luật sẽ đảm bảo để vận hành hiệu quả mô hình này. Ngược lại trong một môi trường quản lý không được điều tiết bằng luật pháp buộc người quản lý phải lựa chọn mô hình đóng nhằm thống nhất mệnh lệnh và duy trì được sự ổn định của thư viện.

    Phần lớn, các thư viện hoạt động theo mô hình:

    – Quản lý: Phục vụ công tác giám sát, thông tin và quản lý toàn bộ hoạt động chung của thư viện.

    – Quản lý bạn đọc: Quản lý cộng đồng bạn đọc và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến bạn độc như cấp thẻ, in thẻ, gia hạn thẻ,…

    – Bổ sung: Thực hiện công tác bổ sung vốn tài liệu của thư viện, quản lý từ khi đặt mua đến khi tài liệu được xếp lên giá.

    – Biên mục: Thực hiện công tác biên mục bao gồm nhập mới, sửa chữa, xóa duyệt, thao tác xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu nhằm giúp người dùng nắm được thông tin về mọi mặt của tài liệu- nội dung, công dụng, hình thức để tiến hành chọn lựa phù hợp với yêu cầu tìm tin. Nói tóm lại, biên mục nhằm mục đích tổ chức hệ thống thông tin hiện đại cho phép tìm kiếm thông tin đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng và nâng cao hiệu quả khái thác thông tin. Ngoài ra, còn thực hiện việc thu thập thông tin, tư liệu qua Internet, TV, CDROM, …và biên tập các nguồn thông tin tư liệu này nhằm tạo ra nguồn thông tin số hóa đáp ứng yêu cầu khai thác của bạn đọc và thống nhất với nguồn thông tin, tư liệu của thư viện.

    – Quản lý mượn- trả: thực hiện nghiệp vụ mượn, trả sách và quản lý bạn đọc. Đây cũng là các tác nghiệp cơ bản của nghiệp vụ quản lý thư viện truyền thống.

    – Nhóm tra cứu: Đây là nhóm bạn đọc hoặc khách tham quan, những người cần tra cứu thông tin tài liệu có trong thư viện để tìm những thông tin cần thiết.

    – Ấn phẩm đình kỳ: quản lý các ấn phẩm lặp lại mang nhiều đặc thù riêng với các mực đình kỳ xê dịch từ nhật báo hàng ngày đến các ấn phẩm hàng năm như niêm giám hoặc thưa hơn nữa.

    2. Quy trình nghiệp vụ quản lý Thư viện?

    Cũng tương tự như mô hình quản lý thư viện, quy trình nghiệp vụ quản lý thư viện không có một quy chuẩn cụ thể và thường rất phức tạp, không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật.

    Nghiệp vụ được hiểu là các hoạt động chuyên môn gắn với người quản lý. Quản lý thư viện là hoạt động quản lý nhiều nội dung, vì vậy, ở phần này, tác giả chỉ cung cấp quy trình của một trong các nội dung quản lý thư viện, cụ thể là quản lý các hoạt động nghiệp vụ.

    Quản lý hoạt động nghiệp vụ thư viện chính là quản lý các quy trình công nghệ trong thư viện, trong đó tập trung vào những khâu công việc chủ yếu như: Quản lý hoạt động phát triển nguồn lực thông tin; Quản lý hoạt động xử lý và tổ chức thông tin; Quản lý dịch vụ thông tin thư viện; Quản lý người dùng tin.

    Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động.

    Trong quản lý các hoạt động nghiệp vụ thư viện việc lập kế hoạch là hết sức cần thiết bởi nó giúp cho thư viện ứng phó nhanh với sự thay đổi của các hoạt động này. Một kế hoạch tốt không chỉ do những người lãnh đạo quản lý xây dựng, mà nó cần được xây dựng dựa trên sự huy động trí tuệ của đông đảo nhân viên, thông qua việc đóng góp ý kiến hoặc tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch. Thậm chí tại một số thư viện việc lập kế hoạch được giao cho một phòng thực hiện nếu không có cơ chế phối hợp khoa học sẽ không thể có được những kế hoạch tốt.

    Quá trình lập kế hoạch trong các thư viện hiện đại Việt Nam chưa tuân thủ tốt các quy trình. Phần lớn các thư viện đã bỏ qua những công đoạn quan trọng như đánh giá môi trường, tìm kiếm và rà soát các phương án thực hiện hay xây dựng các kế hoạch bổ trợ.

    Bước 2: Tổ chức thực hiện các hoạt động.

    Trong quản lý thư viện tổ chức các hoạt động nghiệp vụ cần bắt đầu bằng sự phân hoạch để tạo lập ra các phòng ban, bộ phận hay nhóm chuyên môn cần thiết cho thư viện. Hoạt động này liên quan đến việc thiết lập cơ cấu tổ chức trong thư viện. Việc thiết lập nên các phòng ban, bộ phận chuyên môn trong thư viện là rất cần thiết nó sẽ giúp cho việc quản lý được thuận tiện, hiệu quả bởi tính chất công việc, mục tiêu cụ thể của mỗi hoạt động chuyên môn trong thư viện có sự khác nhau.

    Việc tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn là người quản lý phải tạo ra được sự liên kết phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban và cá nhân thông qua phân công nhiệm vụ, quyền hạn và thiết lập các quy trình công việc.

    Trong quản lý thư viện việc xây dựng quy trình thực hiện các công việc cho từng vị trí là rất cần thiết. Mục tiêu của hoạt động này một mặt hỗ trợ người thực hiện công việc, mặt khác nhằm đảm bảo để các công việc
    được triển khai theo đúng qui trình thống nhất đã được thiết lập.

    Bước 3: Kiểm soát hoạt động.

    Thực chất của kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ chính là vận dụng những nội dung của chức năng kiểm tra trong quản lý thư viện  nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động này. Đây là nội dung rất quan trọng trong quản lý các hoạt động chuyên môn bởi thông qua hoạt động kiểm tra chủ thể quản lý có thể biết được hiệu quả thực hiện công việc, giảm thiểu những rủi ro và có sự điều chỉnh kịp thời khắc phục những yếu kém để thực hiện tốt mục tiêu đã xác định.

    Thực hiện kiểm soát các hoạt động chuyên môn trong quản lý thư viện cần lưu ý những vấn đề như: Sự đa dạng của các hình thức kiểm tra; Sự tuân thủ các bước của qui trình kiểm tra.

    Trong một thư viện truyền thống để thực hiện chức năng kiểm tra người quản lý thường sử dụng các công cụ, phương pháp truyền thống để có được các căn cứ đánh giá năng lực hiệu quả của nhân viên. Trong thư viện hiện đại những thành tựu của KH&CN cung cấp cho người quản lý nhiều công cụ mới.

    Việc thực hiện chức năng kiểm tra đã được hầu hết các thư viện Việt Nam thực hiện với nhiều hình thức kiểm tra khác nhau. Tuy nhiên nhiều hình thức kiểm tra như kiểm tra liên tục, kiểm tra đột xuất, kiểm tra trước và trong khi triển khai công việc đã không được nhiều thư viện thực hiện. Thực tế này có những đã có những ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các thư viện hiện đại. Bởi, trong quản lý thư viện việc thực hiện nhiều hình thức kiểm tra là cần thiết, có những hình thức kiểm tra giúp người cán bộ quản lý có thể giúp người quản lý ngăn ngừa được những rủi ro trước khi sự việc diễn ra.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Biên chế đối với công tác thư viện

    Thư viện


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Điều kiện và thủ tục thành lập thư viện công lập, ngoài công lập

    Điều kiện thành lập thư viện công lập, ngoài công lập? Thủ tục thành lập thư viện công lập, ngoài công lập?

    Chức năng, vai trò và ý nghĩa của thư viện trong xã hội

    Chức năng của thư viện trong xã hội? Vai trò, ý nghĩa của thư viện trong xã hội?

    Thư viện là gì? Các loại hình thư viện? Mạng lưới thư viện?

    Thư viện là gì? Mạng lưới thư viện và các loại hình thư viện?

    Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ thư viện và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất

    Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ thư viện là gì? Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ thư viện để làm gì? Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ thư viện 2021? Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ thư viện? Thông tin liên quan ?

    Mẫu đơn đề nghị cấp thẻ thư viện và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất

    Mẫu đơn đề nghị cấp thẻ thư viện là gì? Mẫu đơn đề nghị cấp thẻ thư viện? Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị cấp thẻ thư viện? thông tin liên quan ?

    Mẫu đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng mới nhất

    Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là gì? Mục đích của đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng? Mẫu đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng? Hướng dẫn viết đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng? Quy định về thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng

    Mẫu biên bản xuất sách khỏi kho thư viện và hướng dẫn soạnh thảo chi tiết nhất

    Biên bản xuất sách khỏi kho thư viện là gì? Mẫu biên bản xuất sách khỏi kho thư viện? Hướng dẫn soạn thảo biên bản xuất sách khỏi kho thư viện? Một số vấn đề liên quan đến quản lý thư viện

    Mẫu đơn xin tuyển dụng vào ngạch thư viện và hướng dẫn soạn thảo mới nhất

    Những quy định về ngạch thư viện? Đơn xin tuyển dụng vào ngạch thư viện là gì? Mục đích của đơn xin tuyển dụng vào ngạch thư viện? Mẫu đơn xin tuyển dụng vào ngạch thư viện? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin tuyển dụng vào ngạch thư viện?

    Chuyển đổi từ nhân viên thư viện sang làm giáo viên trường tiểu học

    Nhân viên thư viện có được chuyển sang làm giáo viên trường tiểu học không? Thủ tục, hồ sơ để thay đổi vị trí việc làm theo quy định.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ