Điều kiện và mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương. Chế độ ốm đau là gì? Trường hợp nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật lao động năm 2019.
Ốm đau là chuyện không thể tránh khỏi, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Luật Lao động đã có những quy định về chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương. Bê cạnh đó chế độ ốm đau là chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân văn cao nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động do người lao động bị ốm đau hay tai nạn.
uy nhiên, trên thực tế, nhiều người lao động vẫn khá mơ hồ về điều kiện, mức hưởng lương khi nghỉ ốm. Do đó người lao động đang trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được hưởng nguyên lương. Vậy điều kiện và mức hưởng để được hưởng chế độ này được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây LUẬT DƯƠNG GIA xin trình bày về vấn đề này
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau
Để được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật thì trước hết người lao động phải thuộc đối tượng được nghỉ chế độ ốm đau theo quy định của Thông tư 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Thời gian nghỉ ốm đau là bao lâu?
a) Bản thân người lao động nghỉ ốm đau
Thời gian được hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
– Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng:
30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
– Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng:
40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Trong đó, số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, theo Khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội quy định người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
+ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Nghỉ việc khi con ốm đau
Trường hợp lao động có con bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì được nghỉ như sau:
- Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.
- Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.
Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.
3. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
– Đối với đơn vị sử dụng lao động: Lập mẫu 01B-HSB
– Đối với người lao động: Cung cấp cấp giấy tờ cho người sử dụng lao động
a) Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;
+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
c) Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
4. Mức hưởng chế độ ốm đau ra sao?
a) Trường hợp người lao động ốm đau thông thường
Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau/ 24 ngày.
Trong đó, số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
b) Trường hợp người lao động bị bệnh dài ngày
Với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
5. Điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau nguyên lương
Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương được hiểu là người lao động nghỉ ốm đau và vẫn hưởng lương như ngày làm việc bình thường, doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lương này.
5.1. Điều kiện áp dụng
Người lao động được nghỉ việc mà vẫn tính lương khi phải có đầy đủ hai điều kiện sau:
- Thứ nhất, người lao động thuộc diện nghỉ ốm đau quy định tại Điều 2 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (như mục điều kiện nghỉ ốm hưởng BHXH).
- Thứ hai, thời gian nghỉ ốm của lao động trùng với thời gian nghỉ phép năm.
5.2. Thời gian nghỉ ốm nguyên lương
Theo như điều kiện ở mục trên, thời gian nghỉ chế độ nghỉ ốm nguyên lương sẽ tính theo ngày phép năm của người lao động. Vì vậy, căn cứ vào Điều 111 của “Bộ luật lao động năm 2019“, người lao động làm việc cho đơn vị từ 12 tháng trở lên sẽ được nghỉ phép năm:
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Tuy nhiên, theo quy định của
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nhìn chung theo quy định của luật mới thì số lượng ngày nghỉ phép hàng năm của người lao động không có sự thay đổi, nhưng đối tượng để làm cơ sở xác định số lượng ngày nghỉ hằng năm lại có khác biệt. Trước đó số lượng ngày nghỉ của người lao động đếu dựa trên điều kiện lao động, số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động làm việc trong điều kiện làm việc bình thường và người lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật lao động mới năm 2019 thì số lượng ngày nghỉ hàng năm của người lao động không chỉ phụ thuộc vào điều kiện lao động, mà còn căn cứ vào đối tượng tham gia lao động như: người khuyết tật, người lao động chưa thành niên – những đối tượng lao động này được pháp luật ưu tiên cho nghỉ với số lượng 14 ngày. Đây là quy định mới mang tính nhân văn cao của Bộ luật lao động năm 2019, đảm bảo cho những đối tượng này
Thời gian nghỉ hàng năm do người sử dụng lao động quy định và có thông báo trước cho người lao động. Ngoài ra, người lao động có quyền đề xuất, trao đổi và thỏa thuận về phép năm, có thể nghỉ gộp hoặc phân chia nhiều lần nhưng không quá 3 lần.
Do người lao động nghỉ vào thời gian nghỉ phép năm nên sẽ không bị trừ tỷ lệ lương như trường hợp nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Mức tính hưởng bằng nguyên giá trị lương như khi người lao động đi làm, nghĩa là 100% lương
Như vậy, trên đây Công ty LUẬT DƯƠNG GIA đã cung cấp thông tin về chế độ nghỉ ốm nguyên lương và nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội. Người lao động cần kiểm tra các điều kiện áp dụng để biết mình được hưởng chế độ nào, thời gian bao lâu và mức tính hưởng cụ thể. Doanh nghiệp nên nắm vững các thông tin này để làm các thủ tục và thực hiện thủ tục hưởng đảm bảo quyền lợi cho lao động.