Tại Khoản 3 Điều 46 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ có quyền được vay vốn của tổ chức tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Căn cứ theo các quy định trên, các tổ chức tín dụng có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, việc vay vốn được tiến hành theo quy định và người lao động muốn vay vốn cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
– Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
– Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
– Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
– Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
– Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Khách hàng vay:
– Đại diện hộ gia đình của người lao động;
– Trường hợp người lao động là hộ độc thân thì cho vay trực tiếp đối với người lao động.
3. Điều kiện cho vay:
Ngoài các điều kiện quy định hiện hành về việc cho vay đối với khách hàng của từng tổ chức tín dụng, để được vay vốn, người lao động phải:
– Có hợp đồng ký kết giữa người lao động với doanh nghiệp dịch vụ về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Đại diện hộ gia đình của người lao động hoặc người lao động phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nơi cho vay và cam kết chuyển thu nhập của người lao động ở nước ngoài về tài khoản, để trả nợ ngân hàng qua hệ thống chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng đó.
4. Mức cho vay:
– Tổ chức tín dụng cho vay căn cứ vào khả năng nguồn vốn huy động được và nhu cầu vay vốn của khách hàng; việc áp dụng quy định về bảo đảm tiền vay; khả năng trả nợ của người lao động, của hộ gia đình người lao động để quyết định mức cho vay.
– Mức cho vay tối đa không vượt quá 80% tổng số các chi phí hợp pháp cần thiết phục vụ cho việc đi lao động ở nước ngoài.
5. Thời hạn cho vay:
– Tổ chức tín dụng cho vay và người lao động căn cứ vào mức thu nhập của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của ngân hàng để thoả thuận trong
– Thời hạn cho vay tối đa không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động được ghi trong hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ.
6. Đồng tiền cho vay:
– Cho vay bằng đồng Việt Nam (VND).
– Tiền vay được chuyển thẳng cho doanh nghiệp dịch vụ. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ có đề nghị bằng văn bản, chi nhánh ngân hàng nơi cho vay có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động.
8. Bảo đảm tiền vay:
* Vay không cần bảo đảm bằng tài sản
Việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với người lao động không thuộc diện chính sách thực hiện như sau:
a) Các tổ chức tín dụng xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi cho vay không phải áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp cho vay thông qua hộ gia đình của người lao động có đủ điều kiện quy định.
b) Các ngân hàng thương mại được phép xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi cho vay đến 20 triệu đồng không phải áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản trong trường hợp cho vay thông qua hộ gia đình của người lao động ở nông thôn, mà hộ gia đình đó chưa có đủ điều kiện quy định.
* Vay có bảo đảm bằng tài sản
Người lao động vay vốn phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau:
a) Các tổ chức tín dụng cho vay đối với người lao động không thuộc các trường hợp vay không cần bảo đảm bằng tài sản ở trên.
Trường hợp cho vay thông qua hộ gia đình của người lao động mà có bảo đảm bằng tài sản, thì hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa tổ chức tín dụng với đại diện hộ gia đình đó và những người đồng sở hữu tài sản.
b) Trường hợp người vay là độc thân.
Trường hợp cho vay trực tiếp đối với người lao động là độc thân mà có bảo đảm bằng tài sản, thì hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết giữa tổ chức tín dụng với người lao động hoặc với bên được người lao động uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Người lao động thuộc diện chính sách vay vốn đi lao động ở nước ngoài tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì không phải thế chấp tài sản.
9. Hồ sơ cho vay:
Để vay vốn, người lao động gửi tổ chức tín dụng cho vay các giấy tờ sau:
– Sổ Hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người vay/hộ chiếu còn thời hạn của người vay (Ngân hàng đối chiếu bản chính với kê khai trên giấy đề nghị vay vốn).
– Giấy đề nghị vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc của người lao động trong trường hợp người lao động là hộ độc thân.
– Văn bản chứng minh về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài (bản gốc):
+ Trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài, thì phải có văn bản
+ Trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam, thì phải có hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp đó với người lao động;
+ Trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
Lưu ý: Trong khi chưa có hợp đồng, tổ chức tín dụng cho vay căn cứ giấy xác nhận của doanh nghiệp dịch vụ để xem xét làm các thủ tục, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
– Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm (đối với các đối tượng phải bảo đảm tiền vay bằng tài sản) và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ (nếu có).
– Các tài liệu khác chứng minh đủ điều kiện vay vốn.
10. Trả nợ vốn vay:
– Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng về việc trả gốc, lãi vốn vay căn cứ vào thu nhập của người lao động, gia đình người lao động.
– Trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ quản lý được tiền lương của người lao động ở nước ngoài thì doanh nghiệp, người lao động, ngân hàng có thể thỏa thuận bằng văn bản về việc doanh nghiệp chuyển tiền lương của người lao động về tài khoản để trả nợ tiền vay.
– Đối với người lao động là hộ độc thân có mở tài khoản ngoại tệ, ngân hàng nơi cho vay và người lao động thỏa thuận về việc ngân hàng tự động thu nợ gốc, lãi bằng VND theo cam kết áp dụng tỷ giá tại thời điểm hạch toán.