Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô? Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô?
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường, xe ô tô là một phương tiện không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt ô tô được sử dụng rất phổ biến ở những thành phố lớn phát triển. Cũng chính bởi vì thế, ngành công nghệ dịch vụ sửa chữa, bảo hành xe ô tô cũng là ngành nghề kinh doanh khá được đầu tư và xuất hiện rất nhiều hiện nay. Để được kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện được ban hành trong các văn bản pháp luật hiện hành. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô:
Để kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô các chủ thể cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất: Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu về mặt bằng, trang thiết bị dụng cụ và nhân lực theo quy định của pháp luật hiện hành.
Để đáp ứng điều kiện nay, các doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu; có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng được quy định cụ thể tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô phải có trình độ đại học trở lên, thuộc ngành cơ khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô tối thiểu năm năm trong lĩnh vực kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định.
Cơ sở cần phải có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.
Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu còn cần có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
– Thứ hai, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng mười điều kiện sau đây:
+ Là doanh nghiệp.
+ Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất có quyền sử dụng hợp pháp.
+ Mặt bằng, nhà xưởng bảo đảm phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
+ Có các khu vực thực hiện các công việc: Tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, nhà điều hành, khu linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.
+ Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các tranh thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
+ Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.
+ Có đội ngũ nhân lực đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
+ Có hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
+ Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nếu cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước hoặc nước ngoài nếu cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
+ Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định.
+ Có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Thứ ba: Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô (đối với trường hợp cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu thuê cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện việc bảo hành xe ô tô).
Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có thẩm quyền trực tiếp cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể ra quyết định tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong các trường hợp sau đây: Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu có hành vi vi phạm các quy định liên quan đến việc duy trì các kết quả đã được kiểm tra, chứng nhận hoặc vi phạm các quy định của pháp luật; Vi phạm các quy định khác của pháp luật vf phải thực hiện kết quả xử lý của cơ quan chức năng; Không chấp hành các quyết định tại thời điểm kiểm tra đột xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Cần lưu ý rằng các doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vi phạm trong thời hạn 06 tháng sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận.
Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong các trường hợp sau đây: Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận; Chấm dứt hoạt động kinh doanh; Không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật; Không triển khai hoạt động bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; Không khắc phục hoàn toàn vi phạm dẫn đến việc hiệu lực Giấy chứng nhận bị tạm dừng trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận.
– Thứ tư: Có
Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể bên trên thì Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô được phép hoạt động.Về cơ bản, các điều kiện của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô là rất nhiều và cần có quá trình kiểm định nghiêm ngặt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc đưa ra các quy định này là hoàn toàn phù hợp bởi việc bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tài sản và tính mạng của con người khi tham gia giao thông.
2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô:
Để được cấp Giấy chứng nhận, cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu (hoặc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng) lập 01 (một) bộ hồ sơ bao gồm:
– Bản đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô theo mẫu quy định.
– Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô (đối với trường hợp cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu thuê cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện việc bảo hành xe ô tô).
–
Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng nộp 01 bộ hồ sơ tới Cục Đăng kiểm Việt Nam (trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác). Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tổ chức việc kiểm tra đánh giá sự phù hợp tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, thì
Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.
Giấy chứng nhận được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định và có kết quả đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe đạt yêu cầu. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ký. Cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu (hoặc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng) nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu).
Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trên, phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng hoặc kiểm tra đột xuất phải có văn bản khiếu nại có căn cứ của khách hàng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng về các nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô; có thông tin phản ánh có căn cứ về việc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng vi phạm các quy định, nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô; có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.
Theo quy định của pháp luật thì Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được cấp đổi trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận hay cấp lại đối với trường hợp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô bị mất hoặc bị hỏng hoặc bị tạm dừng hiệu lực, bị thu hồi. Cần lưu ý rằng, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận và trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, doanh nghiệp phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.