Quy định về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Nam Định mới nhất. Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ tại: Trực Ninh, Hải Hậu, Nam Trực,...
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Nam Định theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật đất đai khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Nam Định là tỉnh thành phát triển khá mạnh về kinh tế. Bạn có đang mua bán đất đai? Bạn có đang thực hiện chia thừa kế đất đai? Hay bạn có đang thực hiện việc tặng cho đất đai cho con, cháu? Với mỗi thủ tục bạn đều cần tìm hiểu xem ở thành phố Nam Định thì bảo nhiêu được tách sổ? Ở Nam Trực là bao nhiêu? Đất vươn là bao nhiêu mét, đất ở là bao nhiêu? Sau đây, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cho các bạn về điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu tại Nam Định mới nhất.
* Cơ sở pháp lý:
– Quyết định 14/2018/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định ngày 20 tháng 8 năm 2018
Theo Điều 5,6,7,8,9,10 Quyết định 14/2018/QĐ-UBND tỉnh Nam Định quy định về điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa tại Nam Định như sau:
1. Diện tích, kích thước tối thiểu của thửa đất ở được tách thửa:
STT | Khu vực | Diện tích tối thiểu (m2)
| Chiều rộng mặt tiền tối thiểu (m) | Chiều sâu tối thiểu so với chỉ giới xây dựng (m) |
I | Khu vực I: | |||
1 | Khu vực các phường thành phố Nam Định, các thị trấn: |
|
|
|
1.1 | Thửa đất là bộ phận cấu thành dãy phố, ngõ phố có chiều rộng mặt đường > 2,5 m. | 30 | 4,0 | 5,0 |
1.2 | Thửa đất là bộ phận cấu thành dãy phố, ngõ phố có chiều rộng mặt đường ≤ 2,5 m. | 45 | 4,0 | 7,0 |
2 | Thửa đất trong các khu quy hoạch xây dựng đô thị: |
|
|
|
2.1 | Đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20 m | 36 | 4,0 | 4,0 |
2.2 | Đường phố có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 20 m | 45 | 5,0 | 5,0 |
II | Khu vực II | 50 | 4,0 | 7,0 |
IV | Khu vực III | 80 | 4,0 | 7,0 |
Trong đó:
* Khu vực I: Các vị trí đất thuộc các phường của thành phố Nam Định, các thị trấn, các vị trí đất trong phạm vi quy hoạch phát triển đô thị.
*Khu vực II: Các vị trí đất thuộc khu dân cư nằm ven các đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, các vị trí tiếp giáp với chợ, bến phà. Các vị trí đất thuộc khu dân cư nằm ven các đường trục xã và các khu vực khác, cụ thể như sau:
– Thành phố Nam Định: vị trí đất thuộc các xã của thành phố Nam Định.
– Huyện Trực Ninh: vị trí đất thuộc các thôn Cự Trữ, Nhự Nương, Phú Ninh, Cổ Chất – xã Phương Định, các thôn An Lãng, Dịch Diệp – xã Trực Chính và thôn Trung Lao – xã Trung Đông.
– Huyện Mỹ Lộc: các vị trí đất thuộc đoạn đường từ Cầu Kim đến UBND xã cũ, đoạn từ đường 63B vào giáp đường trục xóm 8, xóm 9, đoạn từ UBND xã cũ đến Phú Mỹ, đoạn từ Cầu Tây đến Cầu Nội, khu vực 1 (làng Sắc) – xã Mỹ Thắng.
– Huyện Ý Yên: các vị trí đất thuộc xã Yên Ninh, thôn Tống Xá – xã Yên Xá, thôn Cát Đằng – xã Yên Tiến, thôn Vĩnh Trị – xã Yên Trị, thôn Nấp, thôn Khang Giang, thôn Nam Đồng – xã Yên Đồng.
– Huyện Xuân Trường: các vị trí đất thuộc xã Xuân Trung, xã Xuân Tiến, làng Hành Thiện – xã Xuân Hồng, khu vực các xóm: 9, 10A, 10B, 12A, 12B, 13, 14 – xã Xuân Kiên, khu vực xóm Bắc – xã Xuân Phương, làng Xuân Dục – xã Xuân Ninh.
– Huyện Giao Thủy: các vị trí đất thuộc xã Giao Tiến, xã Giao Yến, thị Tứ – xã Giao Xuân, xóm Thanh Tân, xóm Thanh Nhân – xã Giao Thanh, xóm Mỹ Bình, xóm Thành Thắng, xóm Lạc Thuần – xã Giao Châu.
* Khu vực III: Các vị trí đất thuộc các khu vực khác còn lại.
2. Điều kiện thực hiện việc tách thửa:
– Người sử dụng đất được tách thửa khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa để thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, tách thửa trong trường hợp chia tách, sáp nhập tổ chức phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa đất ở để thực hiện quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Đất không có khiếu nại, tranh chấp.
+ Diện tích được phép tách thửa để hình thành thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu tách thửa.
– Tách thửa đất ở; tách thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp, tách thửa đất nông nghiệp trong khu dân cư hiện hữu có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định phải đảm bảo điều kiện:
+ Thửa đất tách ra phải hợp với thửa đất liền kề đang sử dụng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hợp với thửa đất có diện tích đất nhỏ hơn diện tích đất ở tối thiểu theo quy định tại Điều 8 của Quy định này đã tồn tại trước ngày 27 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của UBND tỉnh có hiệu lực thi hành); có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Việc tách thửa đất và hợp thửa đất trong trường hợp này phải được thực hiện đồng thời.
+ Trường hợp thửa đất tách ra gồm đất ở và đất nông nghiệp có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu quy định nhưng diện tích đất ở nhỏ hơn diện tích tối thiểu của thửa đất ở được tách thửa theo quy định thì phải chuyển mục đích sử dụng đất của phần đất nông nghiệp sang đất ở để diện tích đất ở sau khi tách thửa lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu của thửa đất ở được tách thửa quy định.
+ Trường hợp các thửa đất liền kề tách ra để hợp thành một thửa đất ở mới thì thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách, hợp thửa phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu quy định tại Điều 8 của quy định này. Việc tách thửa đất và hợp thửa đất trong trường hợp này phải được thực hiện đồng thời.
– Tách thửa đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phải có dự án đầu tư được phê duyệt và được sự đồng ý của UBND tỉnh, UBND cấp huyện (UBND tỉnh đối với tổ chức kinh tế, UBND cấp huyện đối với hộ gia đình, cá nhân).
– Các thửa đất sau khi tách thửa phải có lối đi vào sinh hoạt phù hợp với giao thông trong khu vực đối với đất ở và đủ điều kiện để sản xuất, kinh doanh đối với đất sản xuất, kinh doanh.
– Phần diện tích đất để tính diện tích, kích thước tối thiểu của thửa đất ở, đất nông nghiệp để chuyển mục đích sang đất ở được tách thửa là phần diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Các trường hợp không được tách thửa:
– Không đảm bảo các điều kiện tách thửa;
– Đất ở thuộc các khu đô thị mới, khu tái định cư, các thửa đất dịch vụ được nhà nước giao khi thu hồi đất nông nghiệp theo
– Thửa đất nằm trong khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thửa đất đang có khiếu nại, tranh chấp.
– Thửa đất hoặc tài sản gắn liền với thửa đất đó đang bị các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn để thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án.
– Trường hợp những người được nhận chuyển nhượng, tặng, cho, thừa kế quyền sử dụng cùng một thửa đất ở hoặc thửa đất nông nghiệp trong khu dân cư hiện hữu chia tách cho từng người mà diện tích đất của từng người được chia nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định tại Điều 8, Điều 9 của Quy định này thì không được chia tách thửa đất mà thể hiện đồng chủ sử dụng.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật không được tách thửa.
4. Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia
– Tư vấn luật đất đai qua tổng đài tại Nam Định
– Dịch vụ tách thửa đất tại Nam Định
– Tư vấn thủ tục, hồ sơ tách thửa đất tại Nam Định
– Cung cấp biểu mẫu cần thiết để thực hiện thủ tục tách thửa, tách sổ
– Uỷ quyền thực hiện dịch cụ tách sổ đỏ tại Nam Định.