Điều kiện để một di chúc được coi là hợp pháp. Những điều kiện để một di chúc có hiệu lực pháp luật. Lập di chúc có bắt buộc phải công chứng và công bố cho các con không?
Điều kiện có hiệu lực của di chúc là những quy định của pháp luật,theo đó di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện này. Là một trong những giao dịch dân sự,để có hiệu lực pháp luật thì di chúc cần thỏa mãn các điều kiện về tính hợp pháp của di chúc và phải thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Di chúc là gì?
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì hình thức của di chúc gồm: di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.
2. Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung
a. Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự
Pháp luật cho phép cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản,tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng có thể thực hiện quyền lập di chúc trước khi mình qua đời,điều đó còn phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Năng lực của cá nhân được pháp luật quy định bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Bộ luật dân sự 2015 của thì:
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập,thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự”.
Một người chỉ được coi là có đủ năng lực hành vi trong việc lập di chúc nếu người đó đáp ứng được các yêu cầu:
– Yêu cầu về độ tuổi: Chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền lập di chúc. Đối với những người chưa đủ 18 tuổi nhưng đã tròn 15 tuổi ,nếu muốn lập di chúc phải được sự đồng ý của cha,mẹ,hoặc người giám hộ,vấn đề này cần xác định theo mấy trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất:trong lúc người chưa thành niên lập di chúc mà cả cha và mẹ đều đang còn sống thì phải có sự đồng ý của cha và mẹ.
+ Trường hợp thứ hai:vào thời điểm di chúc được lập nếu cha hoặc mẹ đã chết trước hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì di chúc chỉ cần sự đồng ý của người còn lại/
+ Trường hợp thứ ba:khi người lập di chúc có người giám hộ mà việc giám hộ phù hợp với quy định của pháp luật thì di chúc chỉ cần sự đồng ý của người giám hộ là đại diện.
– Yêu cầu về nhân thức:đây là một yếu tố không thể thiếu trong việc xác lập năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc,nếu trong lúc lập di chúc người đó không nhận thức,làm chủ được hành vi của mình thì di chúc đó sẽ bị coi là không hợp pháp. Tại điểm a,khoản 1,Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định:
“Người lập di chúc phải minh mẫn,sáng suốt trong khi lập di chúc”
Nên di chúc sẽ không được coi là hợp pháp khi rơi vào 1 trong các trường hợp sau:
+ Di chúc được lập ra trong hoặc sau khi người đó mắc 1 số bệnh mà không thế nhận thức được nữa.
+ Một người lập di chúc nhưng bị
+ Một người lập di chúc sau khi bị
b. Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện
Điều kiện này là cụ thể hóa nguyên tắc tự do,tự nguyện cam kết ,thỏa thuận đã được quy định tại điều 4 Bộ luật dân sự 2015:
“Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.
Tự nguyện được xem như biểu hiện của tự do lập di chúc và là 1 điều kiện để xem xét tính hợp pháp của di chúc .
Di chúc sẽ bị coi là không hợp pháp nếu không có sự thống nhất giữa các vấn đề đã được thể hiện trong nội dung của bản di chúc với ý chí chủ quan của người lập ra nó.
c. Nội dung của di chúc không trái pháp luật,đạo đức xã hội
Di chúc có được coi là hợp pháp hay không không hẳn chỉ dựa vào năng lực hành vi dân sự của người lập mà còn dựa vào nhiều yếu tố,trong đó nội dung của di chúc là một điều quan trọng. Nội dung của di chúc là sự tổng hợp các vấn đề mà người lập di chúc đã thể hiện trong di chúc đó. Vì vậy một di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu sự thể hiện trên không vi phạm những điều pháp luật đã cấm ,không trái những điều pháp luật đã quy định,ngoài ra di chúc muốn được coi là hợp pháp thì nội dung của nó phải phù hợp với đạo đức xã hội.
Để di chúc lập ra có giá trị pháp lí thì nội dung trong di chúc đó phải phù hợp với những quy định của pháp luật,phù hợp với đạo đức xã hội. Trường hợp chỉ có một số điểm trong nội dung của di chúc không phù hợp với pháp luật thì chỉ riêng những phần đó bị coi là không có giá trị pháp lí,còn những phần khác của di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật.
c. Hình thức của di chúc không trái với pháp luật
Khi lập di chúc,di chúc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định,đây cũng là một trong những điều kiện có hiệu lực của di chúc, Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định “di chúc phải được lập thành văn bản;nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”,với mỗi loại di chúc cần đáp ứng được những yêu cầu sau
2.1. Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng
Di chúc bằng miệng được áp dụng trong trường hợp cấp bách khi di chúc bằng văn bản không được thực hiện. Di chúc miệng được thực hiện trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản;
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng
Và di chúc miệng sẽ có hiệu lực trong vòng 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
>>> Luật sư
2.2. Điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng văn bản
Hiện nay có 4 loại di chúc bằng văn bản:
+Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
+Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
+Di chúc bằng văn bản có công chứng
+Di chúc bằng văn bản có chứng thực
Mỗi loại di chúc cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với di chúc không có người làm chứng
Ngoài việc đáp ứng đáp ứng các điều kiện về nội dung của di chúc nói chung thì di chúc không có được làm chứng phải do người có di sản để lại tự viết tự ký tên vào bản di chúc và phải kí vào .
Đây là một hình thức viết di chúc nhanh chóng, không mất nhiều thời gian; tuy nhiên trong quá trình tư vấn chúng tôi nhận thấy rằng việc làm di chúc không có người làm chứng có nhiều rủi ro nhất là đối với trường hợp có tranh chấp về di sản.
b) Di chúc có người làm chứng
Di chúc có người làm chứng phải có ít nhất hai người làm chứng và người làm chứng phải không phải là người được quy định tại khoản 1,2,3 Điều 632
+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc
+ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc
+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức hành vi, làm chủ hành vi
Nếu trong trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc; Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc
c) Di chúc có công chứng hoặc di chúc có chứng thực
Việc lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã.
Thủ tục lập di chúc được thực hiện như sau:
+ Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
+ Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình lập di chúc thì người công chứng hoặc chứng thực di chúc không được là người quy định tại khoản 1,2,3 Điều 137 của
+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
+ Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
+ Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Việc lập di chúc công chứng, chứng thực có thể được lập tại chỗ ở theo quy định tại điều 639 Bộ luật dân sự 2015.