Điều kiện để chuyển công tác về gần nơi đăng ký thường trú. Công tác xa nơi ở 6 năm, muốn chuyển công tác về gần phải đảm bảo điều kiện gì?
Điều kiện để chuyển công tác về gần nơi đăng ký thường trú. Công tác xa nơi ở 6 năm, muốn chuyển công tác về gần phải đảm bảo điều kiện gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi công tác ở trường cách xa nhà được 6 năm. Tôi sinh được 2 con, bé lớn được 5 tuổi, bé nhỏ được 6 tháng nay tôi làm đơn xin chuyển công tác về gần nhà để tiện chăm sóc con nhỏ và đưa bé lớn đi học nhưng Hiệu trưởng trường tôi nói khi nào trường đủ giáo viên mới ký tên để tôi về trường gần nhà được. Hiện tại trường tôi có 8 giáo viên và 3 lớp trung tâm, 3 lớp điểm lẻ. Xin luật sư cho biết hiệu trưởng tôi trả lời như vậy là đúng hay sai? Tôi muốn chuyển về trường gần nhà được thì cần làm những thủ tục gì. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vì những thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên cần phải chia trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu bạn đang công tác ở địa bạn không có điều kiện khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Căn cứ Luật viên chức 2010 quy định như sau:
“Điều 32. Thay đổi vị trí việc làm.
1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì pháp luật chỉ quy định trường hợp thay đổi vị trí làm việc khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, còn thiếu thì viên chức có thể chuyển sang vị trí làm việc mới khi đáp ứng được các tiêu chuẩn ở vị trí làm việc đó. Với trường hợp của bạn, vì nơi làm việc xa nhà nên muốn tự nguyện xin chuyển công tác về gần nhà thì pháp luật không điều chỉnh vấn đề này. Do vậy, muốn chuyển công tác về gần nhà thì bạn có hai phương án sau:
– Thứ nhất: thôi việc theo nguyện vọng, chấm dứt hợp đồng làm việc ở đơn vị sự nghiệp này, sau đó thi tuyển vào đơn vị sự nghiệp khác. Nếu trúng tuyển thì được ký kết hợp đồng làm việc.
– Thứ hai: Xin chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp này sang đơn vị sự nghiệp khác. Được đơn vị đang làm việc đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc. Được đơn vị nơi chuyển đến đồng ý tiếp nhận theo hình thức xét tuyển, hoặc xét tuyển đặc cách và ký kết hợp đồng làm việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp 2: Nếu bạn đang công tác ở địa bàn có điều kiện khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ nhất, theo những thông tin bạn cung cấp thì được hiểu bạn đang công tác đứng lớp tại địa bàn có điều kiện rất khó khăn và việc xác định vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn sẽ có ảnh hưởng đến nhiều chế độ, chính sách đối với bạn sau này. Bạn có thể căn cứ vào các văn bản sau để đối chiếu địa bàn mình đang công tác.
– Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2016.
– Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 1/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015.
– Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015.
Thứ hai, nếu bạn đang là giáo viên công tác tại vung có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì điều kiện để được luân chuyển công tác với bạn được quy định tại Điều 9 Nghị định 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và điều 3 Nghị định 19/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2006 như sau:
“1. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.
2. Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương. Hết thời hạn trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.
3. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ tại thời điểm nhận công tác, luân chuyển ghi trong quyết định luân chuyển.”
Như vậy có thể thấy, với việc công tác 06 năm tại địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn thì bạn đủ điều kiện để được chuyển công tác và được tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển công tác của mình. Do đó, yêu cầu của hiệu trưởng trường bạn đang công tác là không có căn cứ và trái với quy định của pháp luật.
Thứ ba, về thủ tục tiến hành.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá nhân có nhu cầu thuyên chuyển, nộp trực tiếp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Giáo dục – Đào tạo UBND cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ có trong hồ sơ, lập biên nhận giao cho Công chức, đồng thời vào sổ theo dõi hồ sơ tiếp nhận.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ
Hồ sơ được chuyển qua Công chức tổ chức để kiểm tra tính hợp lệ (nếu hồ sơ không hợp lệ, được chuyển lại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trả lại cho Công chức để bổ sung hoàn thiện).
Bước 4: UBND cấp huyện chuyển hồ sơ về Sở Nội vụ thành phố.
Bước 5: Khi có quyết định cho thuyên chuyển, UBND cấp huyện chuyển quyết định về Phòng Giáo dục – Đào tạo. Phòng Giáo dục – Đào tạo
2. Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị chuyển công tác (Cá nhân tự viết);
– Văn bản đồng ý cho thuyên chuyển công tác của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức phân theo cấp quản lý.
– Sơ yếu lý lịch;
– Phiếu đánh giá công chức (02 năm liên tục gần nhất);
– Bản sao văn bằng chuyên môn;
– Bản sao hộ khẩu;
– Quyết định tuyển dụng;
– Quyết định nâng lương mới nhất;
–
– Các loại giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).
3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: UBND cấp quận, huyện, thị xã.
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Lệ phí: không có