Điều cần biết khi thuê giúp việc gia đình? Quy định khi thuê giúp việc? Quyền lợi của người lao động giúp việc? Nghĩa vụ của người sử dụng người giúp việc gia đình?
Người lao động là người giúp việc là một trong những nhóm lao động thuộc đối tượng yếu thế, dễ bị đối xử bất công, chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi khi nhiều người sử dụng lao động chỉ giao kết hợp đồng với họ bằng miệng. Khi xảy ra tranh chấp đối tượng lao động này không có cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho mình. Do đó, pháp luật quy định cụ thể và chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của người lao động là người giúp việc mà người sử dụng lao động phải chú ý.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát về việc thuê lao động là người giúp việc
- 2 2. Về hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình
- 3 3. Quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
- 4 4. Về quy định nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
- 5 5. Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
1. Khái quát về việc thuê lao động là người giúp việc
Căn cứ vào điều 161 Bộ luật lao động 2019 quy định về người lao động là giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Đặc điểm của lao động giúp việc gia đình:
Thứ nhất, Lao động giúp việc gia đình là người thực hiện thường xuyên một chuỗi các công việc trong gia đình. Nếu công việc của những NLĐ khác được xác định cụ thể thì công việc của lao động giúp việc trong gia đình là một chuỗi công việc nối tiếp nhau, lặp đi lặp lại mỗi ngày (nấu ăn, giặt giũ quần áo, lau chùi nhà cửa…). Các công việc này được thực hiện nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày trong gia đình và không liên quan đến hoạt động kinh doanh, không trực tiếp tạo ra lợi nhuận.
Thứ hai, Lao động giúp việc gia đình làm việc trong môi trường khép kín, đơn lẻ: Khác với môi trường sản xuất công nghiệp dây chuyền với nhiều bộ phận, tập trung nhiều lao động tham gia, Lao động giúp việc gia đình thường làm việc trong môi trường đơn lẻ, khép kín trong phạm vi một gia đình hoặc một số hộ gia đình. Họ không có điều kiện tham gia vào các tổ chức tập thể, tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng. Mặt khác, đối với những NLĐ giúp việc sống chung cùng gia đình thì họ còn bị kiểm soát và hạn chế về sự tự do, đi lại, giao tiếp và phát triển đời sống tinh thần.
Thứ ba, Lao động giúp việc gia đình chủ yếu là lao động nữ, có trình độ học vấn thấp. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của công việc giúp việc gia đình, hầu hết đều mang tính nhẹ nhàng và không đòi hỏi trình độ, không cần qua đào tạo vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc thì cần đến sự khéo léo, vốn là bản năng, thế mạnh của người phụ nữ.
2. Về hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình
Khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình, người sử dụng lao động bắt buộc phải ký kết
“Điều 162. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.”
Hợp đồng lao động là căn cứ thiết lập mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên. Hiện nay, pháp luật nước ta quy định về Hợp đồng lao động giúp việc gia đình như sau:
Về chủ thể giao kết:
Chủ thể của Hợp đồng lao động giúp việc gia đình bao gồm: người sử dụng lao động và người lao động. Theo quy định người ký kết hợp đồng lao động phía bên người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau: Chủ hộ gia đình, người được chủ hộ hoặc các chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp, người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp. Những người này phải đảm bảo phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người
Những người này phải đảm bảo phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người lao động kí Hợp đồng lao động phải đủ 18 tuổi trở lên, đối với những người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì khi kí hợp đồng lao động phải có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động
Như vậy, độ tuổi của người lao động được làm công việc giúp việc gia đình bắt buộc phải từ đủ 15 tuổi trở lên, những người chưa đủ 15 tuổi thì tuyệt đối không được sử dụng để làm công việc này. Quy định này là tương đối hợp lý, bởi mặc dù công việc giúp việc gia đình là những việc nhẹ không đòi hỏi nhiều về sức khỏe và trình độ chuyên môn nhưng đây lại là công việc có không gian làm việc khép kín, khó xác định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… nên Người lao động nhỏ tuổi rất dễ bị lạm dụng về thể chất lẫn tinh thần. Song, xét về mặt nhận thức ở độ tuổi này thì vẫn chưa phát triển toàn diện, các em sẽ không đủ khả năng nhận biết và lường trước các nguy cơ xảy đến với mình, cũng như không biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ nêu trên. Bởi vậy, việc có nên quy định nghiêm cấm sử dụng lao động giúp việc gia đình dưới 18 tuổi hay không là điều mà các nhà làm luật cần cân nhắc để hoàn thiện pháp luật trong tương lai.
Ngoài ra việc giao kết với lao động giúp việc gia đình không biết chữ, thì người sử dụng lao động phải đọc đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký; người sử dụng lao động thực hiện ký hợp đồng lao động bằng hình thức điểm chỉ. Trường hợp có người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình làm chứng thì trong Hợp đồng lao động phải ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc khi cần và chữ ký của người làm chứng.
Hình thức của hợp đồng lao động giúp việc gia đình: Người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình. Việc quy định hình thức Hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình phải bằng văn bản là cần thiết, nhằm cụ thể hóa thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên, là cơ sở cho việc giải quyết nếu phát sinh tranh chấp.
Về thời hạn hợp đồng: Căn cứ theo quy định của điều 162
3. Quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
Căn cứ theo điều 163 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
“Điều 163. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.”
Trong mối quan hệ lao động giữa người lao động là giúp việc gia đình và người sử dụng lao động thì người lao động sẽ có sự yếu thế hơn, là đối tượng dễ bị lạm dụng sức lao động. Do đó pháp luật quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động rất chặt chẽ: phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động, trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình. Người sử dụng lao động phải bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận. Trong trường hợp có điều kiện tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp. Phải chi trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
4. Về quy định nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
Căn cứ vào điều 164 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình đối với người sử dụng lao động như sau:
Điều 164. Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Để đảm bảo trách nhiệm công việc của người lao động là người giúp việc gia đình thì Bộ luật lao động 2019 cũng quy định về nghĩa vụ của người lao động như thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng; nếu như làm hỏng, mất tài sản gây thiệt hại cho người sử dụng lao động phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Người lao động có trách nhiệm
5. Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
Căn cứ vào điều 165 Bộ luật lao động 2019 quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
– Người sử dụng lao động không được phép ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
– Người sử dụng lao động không được giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
– Người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.