Địa điểm và ngôn ngữ khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Có được thay đổi địa điểm và ngôn ngữ so với thỏa thuận ban đầu.
Địa điểm và ngôn ngữ khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Có được thay đổi địa điểm và ngôn ngữ so với thỏa thuận ban đầu.
Tóm tắt câu hỏi:
Trong hợp đồng, A và B đã thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp tại thành phố H và ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh. Nhưng sau đó, khi Hội đồng Trọng tài đề nghị hai bên xác định lại địa điểm và ngôn ngữ giải quyết tranh chấp thì hai bên có văn bản gửi Hội đồng Trọng tài, thỏa thuận lại địa điểm là thành phố Đ và ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt để thuận tiện cho các bên giải quyết tranh chấp. Ý kiến đề nghị thay đổi này làm cho Hội đồng Trọng tài vụ kiện phân vân, bởi lẽ trong Hội đồng Trọng tài có ý kiến khác nhau về sự thay đổi này có hợp pháp để chấp nhận hay không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật trọng tài thương mại năm 2010.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 10 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về ngôn ngữ và địa điểm của hình thức tranh chấp bằng trọng tài thương mại như sau:
"1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định."
Như vậy, đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là Tiếng Việt, hai bên thỏa thuận sử dụng tiếng Anh khi giải quyết tranh chấp thì điều khoản này sẽ bị vô hiệu.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì được sử dụng ngôn ngữ do các bên thỏa thuận.
Điều 11 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp như sau:
"1. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác."
Như vậy, việc các bên tranh chấp có thỏa thuận khác gửi đến Hội đồng trọng tài về việc lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt thì Hội đồng trọng tài xem xét, nếu không gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc thì Hội đồng trọng tài vẫn có thể đồng ý với thỏa thuận như trên.