Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Bảo hiểm thất nghiệp tiếng anh là gì? Địa điểm lĩnh bảo hiểm thất nghiệp các tỉnh, thành phố? Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp?
Các chính sách về bảo hiểm xã hội ngày càng được ban hành đầy đủ, hoàn thiện hơn, đóng một vai trò quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Bản chất của bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện. Khi các chủ thể không có việc làm, không có nguồn thu nhập nuôi sống bản thân và đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu của pháp luật thì sẽ được trợ cấp một khoản bảo hiểm thất nghiệp. Vậy, những đối tượng, chủ thể đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp có thể lĩnh các khoản trợ cấp này ở đâu? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho các bạn về địa điểm lĩnh bảo hiểm thất nghiệp các tỉnh, thành phố chi tiết nhất.
1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Theo khoản 4 Điều 3
“Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.”
Bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước nhằm mục tiêu chính sách xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ cho người lao động khi không may thất nghiệp, giải quyết khó khăn cho người lao động, đảm bảo cho họ những mức cơ bản để duy trì, cải thiện cuộc sống khi chưa có việc làm.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm có:
+ Trợ cấp thất nghiệp.
+ Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
+ Hỗ trợ Học nghề.
+ Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
2. Bảo hiểm thất nghiệp tiếng anh là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp trong tiếng anh là “Unemployment insurance”.
3. Địa điểm lĩnh bảo hiểm thất nghiệp các tỉnh, thành phố:
Người lao động mong muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì có thể nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại các địa chỉ sau đây:
3.1. Địa chỉ nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội:
1. Điểm Yên Hòa
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.7822.806
2. Điểm Hà Đông
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.3829.082
3. Điểm Bách Khoa
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
Địa chỉ: Số E6B ngõ 33, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8691.401
4. Điểm Long Biên
Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Quang Trung
Địa chỉ: Ngõ 403, tổ 14 Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.6740.595
5. Điểm Sóc Sơn
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn
Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội.
Điện thoại: 0242.2468.928
6. Điểm Đông Anh
Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3.9555.248
7. Điểm Sơn Tây
UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây
Địa chỉ: Số 136 Phố Hàng, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.2979.223
3.2. Địa chỉ nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh:
1. Trung tâm dạy nghề Quận 2
Địa chỉ: Số 145 Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Đông, Quận 2.
2. Trung tâm dạy nghề Tân Bình
Địa chỉ: Số 456 Trường Chinh, phường 13, Tân Bình.
Điện thoại: 028.38101947
3. Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân
Địa chỉ: Số 637 Bà Hom, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân.
Điện thoại: 028.22243691
4. Liên đoàn Lao động Quận 7
Địa chỉ: Số 314, Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, Quận 7.
Điện thoại: 028.38728737
5. Văn phòng Trung tâm giới thiệu việc làm TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh.
Điện thoại: 028.38406154
6. Trường trung cấp nghề Củ Chi
Địa chỉ: Đường Nguyễn Đại Năng – Khu phố 1, thị trấn Củ Chi.
Điện thoại: 028.22243693
7. Trường trung cấp nghề Thủ Đức
Địa chỉ: Số 17 Đường số 8, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức.
Điện thoại: 028.37228171
8. Trung tâm dạy nghề huyện Hóc Môn
Địa chỉ: Số 146 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, Hóc.
Điện thoại: 028.22243692
3.3. Địa chỉ nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Đà Nẵng:
1. Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 21 Phan Châu Trinh, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236.3550222
2. Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 278 Âu Cơ, Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Số điện thoại: 0236 3740 260
3.4. Địa chỉ nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Dương:
Đối với người lao động muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Dương thì nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở Bình Dương để được làm thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam.
1. Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: 369 Đại lộ Bình Dương, Khu phố Hòa Lân, P.Thuận Giao, Tx.Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: (0650) 3822870 – 3899019 – 3834891 – 3819350 Fax: (0650) 3835948
2 Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Tỉnh Bình Dương – Chi nhánh Tân Định
Địa chỉ: Khu phố 2, P. Tân Định, TX. Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650. 3857679
Email: [email protected]
3 Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Tỉnh Bình Dương – Chi Nhánh Dĩ An
Địa chỉ: Số 10 Ngô Văn Sở, Khu phố Bình Minh, TX. Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650.3775458
Email: [email protected]
4. Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Tỉnh Bình Dương – Chi Nhánh Tân Uyên
Địa chỉ Đường ĐH 421, Tổ 4, Khu phố 4, P. Uyên Hưng, TX. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650.3642414
Email: [email protected]
4. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Theo Điều 43
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
a)
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tự nguyện gồm có:
Thứ nhất, đối với người lao động:
– Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định như trên thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Người lao động theo quy định nêu trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, đối với người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
5. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định nội dung như sau:
“1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
– Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
– Qua đó, ta nhận thấy, tổng cộng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 32% trong đó, đối với người sử dụng lao động là 21,5 %tiền lương theo hợp đồng lao động, đối với người lao động là 10,5% tiền lương theo hợp đồng lao động.