Địa điểm kiểm tra và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế? Đặc điểm của hoàn thuế?
Một cách khái quát, hệ thống thuế trong mỗi quốc gia được phân loại thành hai nhóm bao gồm: các sắc thuế có tính chất trực thu (điển hình là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất, thuế trước bạ…) và các sắc thuế có tính chất gián thu (như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên…). Đây là cách phân loại có tính cổ điển nhất và từng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong đó, có chế định hoàn thuế, khi thuộc các trường hợp hoàn thuế thì cần phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định về hoàn thuế.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Địa điểm kiểm tra và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
* Địa điểm kiểm tra: bản chất của hoàn thuế chính là việc Nhà nước ra quyết định trả lại số tiền thuế đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật cho người chịu thuế (tổ chức, cá nhân thực sự trả thuế cho Nhà nước bằng thu nhập của chính họ). Vì thế, về lý thuyết, việc hoàn thuế phải được thực hiện theo nguyên lý, cơ chế đòi lại tài sản từ người khác đang chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Cụ thể là:
– Bước 1: Người có quyền được hoàn thuế (người chịu thuế) lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo mẫu quy định và gửi cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền. Hồ sơ đề nghị hoàn thuế phải có các tài liệu chứng minh người chịu thuế đã trả thuế cho Nhà nước bằng thu nhập của mình như thế nào và số tiền thuế đã trả cho Nhà nước là bao nhiêu, loại thuế đã trả là thuế gì.
+ Mặt khác, người đề nghị hoàn thuế cũng phải chứng minh số thuế họ đã nộp cho Nhà nước là số thuế nộp thừa hoặc Nhà nước đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật, do đó Nhà nước phải trả lại cho chủ tài sản phần tài sản Nhà nước đang chiếm hữu hoặc được lợi không có căn cứ pháp luật. Đây là một yêu cầu dân sự của người có quyền được hoàn thuế và yêu cầu đó phải được gửi cho người đang chiếm hữu, được lợi về tài sản nhưng không có căn cứ pháp luật (Nhà nước, thông qua các cơ quan đại diện cho Nhà nước) trong thời hạn có hiệu lực của quyền được hoàn thuế, với tư cách là quyền đòi lại tài sản.
– Bước 2: Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế phải kiểm tra, xác minh các điều kiện được hoàn thuế và có trách nhiệm ra quyết định hoàn thuế cho người đề nghị hoàn thuế, đồng thời tổ chức thực hiện quyết định đó theo phương thức luật định (trực tiếp trả lại cho người chịu thuế số tiền thuế họ đã nộp thừa hoặc số tiền thuế Nhà nước đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật; hoặc khấu trừ vào số thuế phải nộp trong kì tính thuế tiếp theo nếu người được hoàn thuế chấp nhận).
+ Trường hợp cơ quan quản lý thuế cho rằng người đề nghị hoàn thuế không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định của pháp luật thì có quyền từ chối hoàn thuế và
– Xét về phương diện lý thuyết, có lẽ điểm khác biệt quan trọng nhất giữa thuế trực thu với thuế gián thu là ở chỗ: thuế trực thu nhằm điều tiết trực tiếp thu nhập của người nộp thuế và do đó người nộp thuế cũng chính là người chịu thuế. Ngược lại, thuế gián thu nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế thông qua việc cấu thành khoản thuế trong giá bán hàng hoá, dịch vụ.
– Do đó, người nộp thuế (thông thường là doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ chịu thuế) chỉ đóng vai trò là “chủ thể trung gian” có nhiệm vụ “tiếp nhận và chuyển giao” tiền thuế do người mua hàng hoá, dịch vụ chịu thuế chi trả khi mua hàng đã có thuế và chuyển khoản tiền thuế đó vào ngân sách nhà nước thông qua hành vi nộp thuế theo quy định của pháp luật.
– Nói cách khác, với thuế gián thu thì người nộp thuế và người chịu thuế là hai chủ thể khác nhau, theo đó người thực sự chịu thuế (người trả tiền thuế cho Nhà nước) là người tiêu dùng cuối cùng đã mua hàng hoá, dịch vụ bị đánh thuế (hay còn gọi là hàng hoá, dịch vụ chịu thuế).
– Còn người nộp thuế chỉ là người “nộp thay cho người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước chứ họ không phải là người chịu thuế. Theo quan điểm của tác giả, đây là nhận thức rất quan trọng để góp phần hiểu đúng bản chất của hoàn thuế nói chung (trong đó có thuế giá trị gia tăng) là Nhà nước phải hoàn trả thuế cho ai và hoàn trả như thế nào.
– Tiếp nhận, phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế, theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế có thể gửi qua hệ thống hệ thống công văn đề nghị hoàn thuế theo chỉ tiêu thông tin quy định của pháp luật.
– Theo đó, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn, thực hiện tiếp nhận, phản hồi hồ sơ đề nghị hoàn thuế thông qua Hệ thống. Trường hợp nộp hồ sơ bản giấy, cơ quan hải quan đóng dấu tiếp nhận, vào sổ tiếp nhận, xử lý hồ sơ giấy.
* Thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế: theo quy định của pháp luật, tại Điều 12 Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành, thời gian kiểm tra được quy định như sau:
+ Kể từ ngày ký thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế thì Chị Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế phải ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.
+ Kể từ ngày ký Quyết định kiểm tra, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì thời gian giải quyết là 05 ngày làm việc.
+ Tuy nhiên trong một số trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết không thể kết thúc kiểm tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, đoàn kiểm tra cần gia hạn thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chậm nhất là trước 01 ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
– Địa điểm kiểm tra hoàn thuế tên tiếng Anh là: ” Tax refund check site”
– Thời hạn giải quyết hoàn thuế tên tiếng Anh là: ” Tax refund settlement deadline”
2. Đặc điểm của hoàn thuế:
– Xét về phương diện lý thuyết, người nộp thuế luôn luôn là chủ thể được chỉ định bởi luật và chủ thể này có nghĩa vụ nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của luật thuế, bất kể đó là thuế trực thu hay thuế gián thu. Đây là đặc trưng quan trọng để phân biệt giữa người nộp thuế với người chịu thuế. Sở dĩ như vậy là vì mặc dù mỗi loại thuế đều có mục tiêu điều tiết thu nhập của chủ thể nào đó (chủ thể này được gọi là người chịu thuế) nhưng về nguyên tắc, cơ quan quản lý thuế luôn cần có chủ thể xác định đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và chủ thể này chính là người nộp thuế – với tư cách là đối tượng cần được quản lí bởi cơ quan thuế.
– Trong khi đó, người chịu thuế (với tư cách là người thực sự phải trả tiền thuế cho Nhà nước bằng thu nhập của chính họ) không bao giờ được xác định trong luật, bởi nếu luật quy định rõ ai là người thực sự chịu thuế thì điều tất yếu xảy ra là Nhà nước sẽ rất khó khăn trong việc thu được số tiền thuế như mong muốn, do người chịu thuế biết mình là người bị điều tiết thu nhập bằng thuế, sẽ luôn có xu hướng “lẩn tránh thuế bằng mọi cách, kể cả cách “tồi tệ nhất đối với họ là chấp nhận từ bỏ việc mua các hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế.
– Như vậy, việc phân biệt giữa người nộp thuế và người chịu thuế trong lí thuyết thuế rõ ràng là rất quan trọng và cần thiết, vì nó sẽ giúp nhà làm luật xác định rõ mục tiêu của từng loại thuế là nhằm điều tiết thu nhập của chủ thể nào (nghĩa là xác định người chịu thuế là ai) và chủ thể nào có nghĩa vụ nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước (nghĩa là xác định người nộp thuế là ai), từ đó có thể thiết kế những quy định đủ chi tiết và có tính khả thi, hiệu quả để giúp Nhà nước thu được tiền thuế như mong muốn.
– Nói cách khác, nếu các luật thuế luôn quy định rõ người nộp thuế là ai và đồng thời che giấu thông tin về người chịu thuế bằng cách không quy định trong các luật thuế về người chịu thuế thì tính khả thi và hiệu quả của luật thuế sẽ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Mặt khác, sự phân biệt giữa người nộp thuế và người chịu thuế trong lý thuyết thuế còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định
– Việc làm rõ bản chất của sự hoàn thuế thực chất chính là làm rõ cơ sở lý thuyết của chế định hoàn thuế nói chung và hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) nói riêng – với tư cách là bộ phận cấu thành của pháp luật thuế mỗi quốc gia.
– Về cơ sở pháp lý và triết lý để xây dựng chế định pháp luật về hoàn thuế, trong đó có hoàn thuế GTGT. Về nguyên tắc, khi Nhà nước nhận được khoản tiền thuế do người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế bằng cách chuyển tiền thuế vào ngân sách nhà nước (nộp qua Kho bạc nhà nước), khoản tiền thuế này có thể đúng hoặc không đúng với số thuế mà Nhà nước được quyền thu theo quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp khoản tiền thuế mà người nộp thuế đã chuyển vào ngân sách nhà nước đúng với số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, hậu quả pháp lý là người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, đối với trường hợp số tiền thuế do người nộp thuế đã chuyển vào ngân sách nhà nước nhưng được xác định là không đúng (có thể nộp thiếu hoặc nộp thừa) so với số thuế mà Nhà nước có quyền thu theo quy định của pháp luật thì hệ quả pháp lý có sự khác nhau, cụ thể là:
– Trường hợp số tiền thuế đã nộp vào ngân sách được xác định là thiếu so với số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật thì về nguyên tắc, người nộp thuế sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định truy thu số thuế còn thiếu và chủ thể này phải tiếp tục thực hiện việc nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
– Trường hợp số tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước được xác định là thừa so với số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, hoặc số tiền thuế mà Nhà nước đã thu nhưng được xác định là không có căn cứ pháp luật thì về nguyên tắc, Nhà nước phải hoàn trả lại số tiền thuế này cho người có quyền được hoàn trả thuế – với tư cách là chủ tài sản (số tiền thuế được hoàn trả). Nguyên tắc Nhà nước phải hoàn trả số thuế đã nộp thừa hoặc số thuế đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý và triết lý là “người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi họ yêu cầu”