Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, chứng nhận của công chứng nhà nước được quy định tại Điều 657 "Bộ luật dân sự 2015".
Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, chứng nhận của công chứng nhà nước được quy định tại Điều 657 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”.
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận bản di chúc của mình hoặc có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng thực vào bản di chúc của mình lập ra. Người lập di chúc phải tự mình mang bản di chúc đến công chứng nhà nước yêu cầu công chứng. Pháp luật không cho phép người lập di chúc uỷ quyền cho người khác mang di chúc của mình đến công chứng nhà nước yêu cầu công chứng. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và ký vào di chúc trước mặt công chứng viên hoặc đại diện của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Nếu người để lại di sản không đọc được thì công chứng viên hoặc đại diện Uỷ ban nhân dân đọc to di chúc trước khi người để lại di sản ký vào di chúc. Trường hợp không ký được thì điểm chỉ.
Công chứng viên có nghĩa vụ công chứng công chứng vào bản di chúc theo yêu cầu của người lập di chúc. Tuy nhiên yêu cầu của người lập di chúc có thể bị công chứng viên từ chối trong trường hợp có sự nghi ngờ người lập di chúc đã không làm chủ hành vi lập di chúc do có dấu hiệu của bệnh tâm thần, có dấu hiệu bệnh khác đã không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình hoặc di chúc được lập ra do người khác lừa dối, doạ nạt, áp đặt ý chí đối với người lập di chúc. Những tình huống trên cũng được áp dụng đối với Uỷ ban nhân dân, nơi người lập di chúc yêu cầu chứng thực di chúc. Tuy nhiên, những nghi ngờ của công chứng viên hoặc thư kí Uỷ ban nhân dân có thể được giải toả bằng những minh chứng của cơ quan giám thị xác minh theo yêu cầu của người lập di chúc.
Trong nhiều trường hợp, vì một lí do nào đó mà người lập di chúc không đọc được, không nghe được bản di chúc, không kí hoặc không đỉm chỉ vào được thì phải có người làm chứng. Người làm chứng phải đọc lại bản di chúc và nếu thấy việc ghi chép của công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đúng với ý chí mà người lập di chúc đã thể hiện thì kí xác nhận vào văn bản di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. Sau đó công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng nhận, chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
>> Luật sư
Theo Điều 661 Bộ luật dân sự, do một lý do nào đó mà người lập di chúc không thể đến Uỷ ban phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan công chứng Nhà nước thì có thể yêu cầu công chứng viên đến chỗ ở của mình để lập di chúc, mọi quy trình, thủ tục lập di chúc đều được tiến hành như lập di chúc tại cơ quan công chứng đã đề cập ở trên.
Để đảm bảo tính khách quan, xác thực đối với việc công chứng, chứng thực di chúc, công chứng viên cũng như người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực nếu họ thuộc trong các trường hợp được quy định tại điều 654 Bộ luật dân sự. Ngoài ra, việc công chứng còn phải tuân theo các quy định của Luật Công chứng, việc chứng thực phải tuân theo quy định của pháp luật về chứng thực như nguyên tắc khi tiến hành công chứng chứng thực, yêu cầu đối với người công chứng, chứng thực…