Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác xử lý như thế nào? Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác xử lý như thế nào? Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Người hàng xóm rãi lúa vào sân vườn nhà tôi cho gà của họ sang bươi phà hoa màu, khi tôi yêu cầu họ dừng hành động đó lại' chẳng những người đó không tiếp thu ý kiến của tôi mà còn dùng gậy dọa đánh với nhũng lời lẻ rất thô tục, ''thằng chó đẻ'' và thách thức'mầy ngon rượt gà tao đi. Đánh chết mẹ mầy luôn'trươc đó tôi rất nhiều lần xua gà vì chùng đã từng và đang làm hư hoa mau của tôi ngoai ra còn nhiều và rất nhiều lời thô tục khó nghe hơn nữa. Tôi là viên chức nhà nước nghỉ hưu, có 01 công đất vườn của bà tôi cho. Tôi cảm thấy mình bi xúc pham quá năng nề, tôi phải làm văn bản gì? Và khiếu nại ở đâu? Xin vui lòng giúp đở cho tôi. Chân thành biết ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, Đối với hành vi rải lúa ra sân nhà anh để cho gà nhà hàng xóm sang phá hoại hoa màu.
Theo Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường”. Nếu hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện người chủ vật nuôi ra tòa án để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hoặc anh có thể tố cáo tới cơ quan công an về hành vi này và người hàng xóm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về tội: “Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác”
Thứ hai, đối với hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của anh thì anh có thể tố cáo tới cơ quan công an về hành vi này và người hàng xóm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về tội:” Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.
Nếu sau khi xử lý vi phạm hành chính về tội này mà vẫn tái phạm thì người hàng xóm có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
“Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”