Tân Bình là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4–5 m, cao nhất là khu sân bay khoảng 8 – 9 m, trên địa bàn còn có kênh rạch và còn đất nông nghiệp. Mời bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết Danh sách các phường thuộc quận Tân Bình TPHCM.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các phường thuộc quận Tân Bình (TPHCM):
STT | Danh sách địa chỉ 15 phường thuộc Quận Tân Bình |
1 | Phường 1 |
2 | Phường 2 |
3 | Phường 3 |
4 | Phường 4 |
5 | Phường 5 |
6 | Phường 5 |
7 | Phường 7 |
8 | Phường 8 |
9 | Phường 9 |
10 | Phường 10 |
11 | Phường 11 |
12 | Phường 12 |
13 | Phường 13 |
14 | Phường 14 |
15 | Phường 15 |
Ban đầu, sau khi được tái lập trên cơ sở sáp nhập 2 quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì cũ, quận Tân Bình có 28 phường (được đánh số từ 1 đến 28). Trải qua nhiều lần tách nhập, đến ngày 05/11/2003, Nghị định số 130/2003/NĐ-CP được ban hành về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số phường thuộc quận Tân Bình. Theo đó, quận Tân Bình có 15 phường trực thuộc và giữ nguyên cho đến hiện nay.
Quận Tân Bình được chia thành 15 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15. Trong số các phường ở quận Tân Bình, phường 15 có diện tích tự nhiên lớn nhất (gấp 40 lần diện tích phường 3) và chiếm gần 1/2 tổng diện tích của quận. Trụ sở UBND cùng các cơ quan hành chính quan trọng của quận được đặt tại phường 14.
Hiện nay, Quận Tân Bình đã chia toàn bộ diện tích thành 5 cụm dân cư, cụ thể:
- Cụm 1: Bao gồm toàn bộ khu vực Phường 15 với diện tích 192,16 ha, quy mô dân số dự kiến năm 2030 là 60.000 người. Chức năng chính của cụm 1 là phát triển khu trung tâm thương mại – dịch vụ, khu dân cư hiện hữu và xây dựng các khu dân cư mới. Mật độ xây dựng tại cụm 1 là 40%, chiều cao xây dựng các công trình từ 1 đến 14 tầng.
- Cụm 2: Bao gồm các Phường 11, 12, 13 và 14 với diện tích 412,33 ha, quy mô dân số dự kiến năm 2030 là 130.000 người. Chức năng chính của cụm 2 là phát triển khu trung tâm hành chính Quận Tân Bình, khu trung tâm tài chính, trung tâm thương mại – dịch vụ – giải trí. Mật độ xây dựng cụm 2 là 45%, chiều cao xây dựng các công trình từ 1 đến 15 tầng.
- Cụm 3: Bao gồm Phường 6, 7, 8, 9, 10 với diện tích 533,38 ha, quy mô dân số dự kiến năm 2030 là 135.000 người. Chức năng chính của cụm 3 là phát triển khu trung tâm thương mại, công trình xây dựng công trình cao tầng dọc đường Lý Thường Kiệt và khu dân cư. Mật độ xây dựng cụm 3 là 43%, chiều cao xây dựng các công trình từ 1 đến 18 tầng.
- Cụm 4: Bao gồm Phường 1, 2, 3, 4 và 5 với diện tích 533,38 ha, quy mô dân số dự kiến năm 2030 là 135.000 người. Chức năng của cụm 4 là phát triển khu trung tâm thương mại – dịch vụ, khu khách sạn du lịch, tài chính ngân hàng, khu trung tâm văn hóa, thể dục thể thao và khu dân cư. Chiều cao công trình cụm 4 phụ thuộc vào vị trí của khu đất xây dựng so với tĩnh không của Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
2. Thông tin sơ lược về quận Tân Bình, TPHCM:
Địa danh Tân Bình đã xuất hiện cách đây hơn 300 năm ở Nam Bộ (dưới thời Chúa Nguyễn). Tuy nhiên, quận Tân Bình chính thức được thành lập vào năm 1957, lúc bấy giờ là một quận thuộc tỉnh Gia Định xưa. Sau khi miền Nam giải phóng, ngày 9/5/1975, Quận Tân Bình cũ bị giải thể, phải đến ngày 20/5/1976 Quận Tân Bình mới được tái lập dựa trên việc sáp nhập hai Quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì. Vào ngày 02/07/1997, Quận Tân Bình được chính thức công nhận là một quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Cho đến nay, Tân Bình là một trong những quận trung tâm của TP. Hồ Chí Minh, đồng thời là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.
Quận Tân Bình thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp quận Phú Nhuận và Quận 3
- Phía Tây giáp quận Tân Phú với ranh giới là các tuyến đường Trường Chinh và Âu Cơ
- Phía Nam giáp Quận 10 (với ranh giới là đường Bắc Hải) và Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Thiên Phước, Nguyễn Thị Nhỏ và Âu Cơ)
- Phía Bắc giáp Quận 12 (với ranh giới là kênh Tham Lương) và quận Gò Vấp.
Với vị trí chiến lược gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và nằm trên các trục đường huyết mạch của thành phố, quận Tân Bình không chỉ là đầu mối giao thông quan trọng mà còn là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động thương mại và du lịch. Khu vực này cũng được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đa dạng. Trong đó bao gồm các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện và các công viên xanh mát.
Tổng diện tích tự nhiên của quận Tân Bình là 22,43 km². Dân số năm 2019 là 474.792 người, mật độ dân số đạt 21.168 người/km².
3. Hệ thống giao thông tại quận Tân Bình:
Quy hoạch giao thông quận Tân Phú được xác định tại quyết định 1908/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Tân Phú đến năm 2020. Quyết định này được UBND TP HCM phê duyệt ngày 05/05/2008 và vẫn có giá trị cho tới khi quy hoạch mới được lập, phê duyệt.
Theo quyết định 1908 nói trên, quy hoạch giao thông quận Tân Phú cụ thể như sau: Tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng theo đúng lộ giới quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh. Xây dựng và cải tạo các nút giao thông tại các vị trí giao cắt trục đường đối ngoại với các tuyến đường chính khác giảm gián đoạn lưu lượng xe qua lại và đảm bảo an toàn.
Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, thống nhất xây dựng mới tuyến xe điện ngầm như sau: Tuyến xe điện ngầm số 6 đi dưới hành lang đường Lũy Bán Bích, Âu Cơ (trong ranh địa bàn quận Tân Phú); tuyến xe điện ngầm số 2 đi dưới hành lang đường Trường Chinh (trong ranh địa bàn quận Tân Phú).
Về hệ thống giao thông công cộng: Hệ thống giao thông công cộng chủ yếu sử dụng hai loại hình giao thông hệ thống xe buýt và xe điện ngầm. Bãi đậu xe khu vực dự kiến xây dựng tại các vị trí khu phức hợp và công viên Tân Thắng.
3. Danh sách các UBND tại quận Tân Bình, TPHCM:
UBND là cơ quan hành chính có trách nhiệm quản lý và điều hành các vấn đề của địa phương, bao gồm các hoạt động hành chính, phát triển kinh tế – xã hội và cung cấp các dịch vụ công cho cư dân trong khu vực. Dưới đây là danh sách các UBND tại quận Tân Bình, TP.HCM:
UBND | Địa chỉ |
UBND quận Tân Bình | 387A Trường Chinh, Phường 14, Q. Tân Bình |
UBND phường 1 | 291 Đường Lê Văn Sỹ, Phường 1, Q. Tân Bình |
UBND Phường 2 | 330 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Q. Tân Bình |
UBND phường 3 | 88 Phạm Văn Hai, Phường 3, Q. Tân Bình |
UBND Phường 4 | 25/6 Hoàng Việt, Phường 4, Q. Tân Bình |
UBND phường 5 | 189 Phạm Văn Hai, Phường 5, Q. Tân Bình |
UBND phường 5 | 356A Bắc Hải, phường 6, Q. Tân Bình |
UBND phường 7 | 987 Hẻm 204 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 7, Q. Tân Bình |
UBND phường 8 | 12 Đường Thành Mỹ, Phường 8, Q. Tân Bình |
UBND phường 9 | 742 Lạc Long Quân, Phường 9, Q. Tân Bình |
UBND phường 10 | 290 Âu Cơ, Phường 10, Q. Tân Bình |
UBND Phường 11 | 20 Lạc Long Quân, Phường 11, Q. Tân Bình |
UBND phường 12 | 79 Trường Chinh, Phường 12, Q. Tân Bình |
UBND phường 13 | 40/19A Đường Ấp Bắc, Phường 13, Q. Tân Bình |
UBND phường 14 | 940 Âu Cơ, Phường 14, Q. Tân Bình |
UBND phường 15 | 6 Trường Chinh, Phường 15, Q. Tân Bình |
THAM KHẢO THÊM: