Từ lâu, nước ta luôn đặt cao vấn đề dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Bởi lẽ, để có được một xã hội, một đất nước phát triển và văn minh như ngày nay, nhân dân ta đã đánh đổi rất nhiều, không tiếc thân mình mà vì dân vì nước. Vậy, dân chủ là gì? Khái niệm, vai trò và bản chất của dân chủ? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Dân chủ là gì?
Xuất phát từ những năm kháng chiến chống giặc, nhân dân ta luôn là một lực lượng quân chiếm số lượng đa số và quan trọng, quân đội cũng từ nhân dân mà ra, do đó trong mọi thời kỳ Đảng và Nhà nước ta luôn lấy dân làm gốc trong mọi hoạt động. Mọi vấn đề đều phục vụ cho nhân dân và vì lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy, “dân chủ” được xem là một nền chế độ mà nhà nước hướng đến. Chế độ dân chủ là chế độ chính trị, trong đó, toàn bộ quyền lực nhà nước và hoạt động của nhà nước đều sẽ do nhân dân làm chủ và giám sát trong mọi vấn đề. Vì đây là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Toàn bộ quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua cơ quan đại diện, cụ thể là những đại biểu do nhân dân tin tưởng và bầu nên. Đây cũng chính là một phương thức thể hiện quyền lực của nhân dân.
Theo đó, dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Mọi vấn đề của đất nước đều lấy ý kiến của nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
Dân chủ được dịch sang tiếng Anh như sau: Democracy
Tại một số quốc gia trên thế giới, dân chủ cũng được xem là một thể chế chính trị mà các quốc gia này hướng đến. Tuy nhiên, chế độ dân chủ không được thể hiện rõ ràng và chi tiết như tại nước ta. Từ những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nền dân chủ nước ta đã được thể hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước và cũng được xem là hình thức tổ chức chính trị của nhà nước.
Các nhà lãnh đạo, nhà chính trị đêu nêu cao tinh thần dân chủ trong mọi hoạt động, mọi vấn đề đời sống xã hội và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sau này. Như vậy, từ lâu dân chủ đã là một phạm trù lịch sử, cũng như quyết định mọi hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định.
Tại đây, tổ chức chính trị xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đảng, tự do và quyền con người. Và do đó, với ý nghĩa này, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một trong những phương thức tồn tại của con người ngay cả khi Nhà nước đã biến mất.
Chính vì vậy, việc củng cố và xây dựng một nền dân chủ có một vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia lấy dân chủ làm thể chế chính trị. Thực tế có thể thấy nếu thiếu sự ổn định và không được phát triển đúng đắn theo những chính sách, mục đích đặt ra ban đầu cho đại đa số người dân thì việc thực hiện chính sách sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực.
2. Vai trò của dân chủ:
Khác với hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiết chế dân chủ, quyền của nhân dân phải được bình đẳng trong mọi công dân, tính tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận. Và hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình xây dựng lên quá độ xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, bất kỳ một thành tố nào có yếu tố quyết định đến vận mệnh của một quốc gia mà dựa vào nền dân chủ đều phải được hoàn thiện hoặc bổ sung.
Ví dụ, các quyền của người dân là nền tảng của dân chủ cơ sở cần được tiếp tục xác định cụ thể hơn và được nuôi dưỡng để ăn sâu bám rễ vào đời sống cộng đồng. Chẳng hạn người dân trong công tác thực hiện quyền lực của mình còn hạn chế một số hoạt động đó chính. Người dân chưa thể hiểu hết về giá trị của việc bầu cử, họ chưa được phổ biến, chưa hiểu được sự quan trọng của lá phiếu của mình. Thậm chí nhiều trường hợp, người dân chỉ cần làm theo những hướng dẫn của tố công tác, việc bầu chọn hay không chọn ai đã đều được lên kế hoạch và người dân chỉ cần thực hiện theo. Vậy, giá trị thực chất ban đầu đặt ra của hoạt động bầu cử có thực sự hiệu quả hay chỉ mang tính hình thức bắt buộc phải thực hiện.
Hoặc một vấn đề khác, người dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhưng cần hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và giải quyết như thế nào để có thể mang lại hiệu quả cao hơn? Quyền lợi của người dân chưa được thực hiện hiệu quả, thời gian giải quyết kéo dài và thường xảy ra tình trạng đùng đẩy trách nhiệm cho nhau… Đây là những vấn đề cần phải được giải quyết thấu đáo trong quá trình xây dựng và phát triển dân chủ cơ sở.
Chính vì vậy, vai trò của cơ quan nhà nước rất quan trọng. Chỉ khi người dân thật sự thực hiện được quyền lực của mình thì những hoạt động giám sát quyền lực của nhân dân mới thật sự hiệu quả và đem lại chất lượng. Khi người dân thể hiện được quyền lực của mình thì những vấn đề bất cập mới được giải quyết, lời nói, ý kiến của người mới được chuyển lên các cơ quan cấp trên. Hoạt động giám sát mới thực sự hiệu quả. Những sai phạm trong quá trình thực thi quyền lực của cơ quan nhà nước mới được chỉnh đốn và sửa sai.
Có như thế thì mới thực hiện được đúng với bản chất là vì nhân dân mà phục vụ, mọi lợi ích từ nhân dân. Và tất nhiên, khi có được lòng tin từ nhân dân thì mọi vấn đề liên quan đên đời sống, kinh tế, xã hội mới thật sự được hạn chế những vấn đề như bạo động, xem thường pháp luật,…Khi tiếng nói của người dân được xem trọng thì việc xây dựng một đất nước, một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới được đẩy nhanh tiến độ. Người dân được bày tỏ, đưa ra những quan điểm, ý kiến có giá trị góp phần cho nhà nước được
Hiện nay nước ta đang xây dựng nền dân chủ trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường không phải là một ý thức hệ mà là một hệ thống các tập tục và thiết chế đã được hình thành trong thực tế của các nước phát triển và được kiểm nghiệm qua thời gian với mục tiêu tạo cho mọi cá nhân và xã hội có thể có đời sống phát triển về phương diện kinh tế. Chính vì vậy, tạo được niềm tin cho nhân dân và được nhân dân ủng hộ trong mọi mặt chính là một thành công lớn đối với Đảng và Nhà nước.
Từ những vai trò trên, ta có thể thấy được dân chủ có vai trò rất quan trọng trong mọi vấn đề đời sống xã hội. Người dân chỉ có thể tin tưởng vào chính quyền khi những quan điểm, ý kiến của nhân dân được đưa đến đúng người, được chính quyền chấp nhận và sửa sai nếu xảy ra sai phạm trong quá trình quản lý chứ không phải là sự đùng đẩy trách nhiệm. Dân chủ chính là một tư tưởng chính trị mà rất nhiều nhà lãnh đạo đã và đang đấu tranh để có thể giúp đất nước trở thành một nền dân chủ độc lập, lấy dân làm gốc chứ không phải là những ý kiến, chính sách, lời nói hào sảng của một số bộ phận cán bộ.
Đây được xem là một trong các yếu tố tác động và quyết định đến các vấn đề này. Chẳng hạn, một nền dân chủ ổn định từ cơ sở là điều kiện tất yếu cho quá trình mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, liên kết thuận lợi để bảo vệ các giá trị hàng hóa. Nếu dân chủ giúp đỡ các hoạt động của kinh tế thị trường phát triển thì chính kinh tế thị trường cũng đòi hỏi phải thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các yêu cầu về dân chủ.
3. Bản chất của dân chủ:
Bản chất của dân chủ được hiểu là trong một xã hội hay chế độ mà ở đó quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ. Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân phải được thể hiện ở địa vị làm chủ, quyền được làm chủ và quyền lợi của nhân dân trong nền dân chủ nhân dân. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”. “Nước ta là dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì nhân dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.” Cũng từ đó, trở thành mục tiêu của mọi vấn đề, sự phát triển trong xã hội và các lĩnh vực khác.
Bản chất của dân chủ được thể hiện qua các mặt khác nhau trong đời sống xã hội. Nếu xét về nền kinh tế chúng ta có thể nhận thấy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa vào chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội nhằm đáp ứng cho một nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập được với nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nước ta phụ thuộc đa số vào nên kinh tế tư nhân, đây chính là thể hiện cho một nền dân chủ rõ ràng nhất. Người dân được tự do làm kinh tế dựa theo nhu cầu của bản thân mà không phụ thuộc tất cả vào sự quản lý của nhà nước. Người dân được tự do phát triển kinh tế, những vẫn tuân theo những quy định của pháp luật đặt ra để tạo nên một thể thống nhất và thuận tiện cho quá trình quản lý.
Về xã hội, văn hóa – tư tưởng, một vấn đề được thực hiện rất tốt tại nước ta. Người dân được tự do lựa chọn nơi sinh sống, được mưu cầu hạnh phúc, được vui chơi và giải trí phù hợp với độ tuổi của mình. Những vấn đề này được nhà nước rất quan tâm và đề cao tinh thần. Người dân được tự do tính ngưỡng, được lựa chọn những gì phù hợp với bản thân và gia đình…Tất cả những việc này đều nhằm tạo ra được xã hội tự do, dân chủ và độc lập nhưng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung.
Về chính trị, nền chính trị nhìn chung dưới sự lãnh đạo của tài tình của giai cấp công nhân, của Đảng và nhà nước cùng với tư tưởng Mac- Lênin mà trên các lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền làm chủ, dân chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày càng cao hơn những nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
Người dân được biết và bàn về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh quốc gia, đến nơi sinh sống và làm việc của họ. Và Đảng và Nhà nước ta chính là những chủ thể lắng nghe và tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền lực của mình. Công tác tham gia bầu cử luôn được công khai và minh bạch, đây chính là một trong những phương thức giúp người dân thực hiện được quyền lực của mình. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát cũng được nâng cao, nhân dân chính là những chủ thế giám sát và đưa ra những ý kiến, quan điểm thiết thực và hiệu quả nhất. Vì họ chính là những người “đang và đã sử dụng dịch vụ này”, chính vì vậy lấy ý kiến của nhân dân để bổ sung, sửa đổi chính là những gì mà Đảng và Nhà nước ta mong muốn nhất.
Như vậy, nhìn chung nhân dân chính là một chủ thể mà tất cả những hoạt động, mọi vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội đều phải lấy ý kiến của nhân dân làm gốc, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Đảng và Nhà nước ta cần khắt phục và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện được tốt các quyền lợi của mình.