Địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và pháp nhân thương mại trước hết được thể hiện tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 là "việc nhân danh và vì lợi ích" của pháp nhân.
Mục lục bài viết
1. Căn cứ xác định địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Về cơ bản tư cách tố tụng của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị truy cứu TNHS với người đại diện của người bị truy cứu TNHS đều được xác định tại khoản 20 Điều 55 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên cần lưu ý, khác với người đại diện của cá nhân chỉ xuất hiện trong một vài trường hợp khi người bị truy cứu TNHS là người chưa thành niên (hay dưới 18 tuổi); người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự (Điều 136
Địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, pháp nhân thương mại trước hết được thể hiện trong Điều 134
Đối với PLHS, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được xác định địa vị pháp lý là người tham gia tố tụng khi pháp nhân thương mại đó bị truy cứu TNHS. Nội dung này được quy định tại khoản 20 Điều 55 BLTTHS bổ sung thêm “Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội”; tiếp đó là Điều 434 và Điều 435, .vv… Tuy nhiên, việc xác định địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị truy cứu TNHS trước hết cần làm rõ các thuật ngữ được sử dụng trong BLTTHS gồm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, pháp nhân bị truy cứu TNHS. Cũng cần lưu ý, trong trường hợp người đại diện đáp ứng đủ yêu cầu và không cùng liên quan đến tội phạm pháp nhân thực hiện thì họ sẽ tham gia xuyên suốt các giai đoạn TTHS. Nói cách khác, thực tế các thuật ngữ này được dùng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau nhằm phù hợp với vai trò tố tụng của pháp nhân thương mại, cụ thể: pháp nhân phạm tội được xác định là pháp nhân đã thực hiện một hành vi khách quan cấu thành một tội phạm quy định trong BLHS, pháp nhân bị truy cứu TNHS là pháp nhân bị buộc phải chịu TNHS với mức độ tương xứng với tội phạm mà họ gây ra.
Ngoài ra, tự cách tố tụng của người đại diện theo pháp luật còn được cùng cố khi Điều 343 BLTTHS quy định “Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân”. Nói cách khác, mọi hành vi thể hiện ý chí của pháp nhân đều được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của họ đặc biệt là các quyền trong từng giai đoạn tố tụng. Tuy nhiên phạm vi đại diện không bao gồm nghĩa vụ của pháp nhân thương mại bởi điều này vi phạm các nguyên tắc cơ bản của LHS đặc biệt là cá thể hoá TNHS khi một pháp nhân được coi là một chủ thể duy nhất. Các nghĩa vụ mà người đại diện phải chịu là phương pháp đảm bảo hoạt động tố tụng diễn ra một cách bình thường.
2. Căn cứ pháp lý xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Việc xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị truy cứu TNHS được viện dẫn từ các văn bản pháp luật khác có liên quan. Có thể tổng hợp với các tiêu chí như sau:
Thứ nhất, không thuộc các đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (có tư cách pháp nhân) bao giờ cũng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hoạt động của pháp nhân đặc biệt là vai trò quản lý. Chính vì vậy người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trước hết cần đảm bảo đầy các điều kiện đối với người quản lý, đặc biệt là những nội dung cầm quy định tại khoản 2 Điều 17
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật “đương nhiên”. Trong trường hợp điều lệ không quy định, người đại diện theo pháp luật được xác định chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc hoặc tổng giám đốc đối với công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên… theo cơ cấu tổ chức của từng mô hình doanh nghiệp.
Thứ ba, căn cứ xác lập người đại diện theo pháp luật được xác định bởi một trong 03 căn cứ sau:
– Quy định của điều lệ;
– Trường hợp “đương nhiên” đại diện theo pháp luật khi điều lệ không quy định;
– Quyết định của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền THTT khác có thẩm quyền.
Trong BLTTHS, thẩm quyền xác định tư cách người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS được thể hiện khá rõ ràng đặc biệt đối với Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền THTT khác. Tại khoản 1 Điều 434 quy định pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền” và “tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng”. BLTTHS cho phép các cơ quan THTT có thẩm quyền:
– Yêu cầu pháp nhân cử người đại diện theo pháp luật phù hợp nhất;
– Chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS tham gia tố tụng trong trường hợp pháp nhân “không có người đại diện theo pháp luật” hoặc có nhiều người cùng có tư cách đại diện theo pháp luật.