Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Hình sự

Quyền, nghĩa vụ của người đại diện của pháp nhân phạm tội

  • 07/08/2023
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    07/08/2023
    Luật Hình sự
    0

    Các quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại trong BLTTHS 2015 chủ yếu tập trung vào nội dung quyền pháp nhân thương mại được hưởng và thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chính pháp nhân.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng: 
      • 2 2. Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng:

      1. Quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng: 

      Quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS được thể hiện với hai nội dung chính: (i) quyền trực tiếp, (ii) quyền thụ uỷ nhằm phù hợp với tư cách tố tụng của pháp nhân trong từng giai đoạn tố tụng cụ thể. Theo đó, quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS là quyền đương nhiên được hưởng khi đã xác định địa vị pháp lý và vai trò tố tụng của bản thân. BLTTHS cho phép người đại diện theo pháp luật sử dụng một cách chủ động các quyền nêu trên ngay cả khi quyền đó là đại diện chó pháp nhân thương mại. Trong phạm vi hai nhóm quyền nêu trên, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS có thể đồng thời bảo vệ bản thân, thực hiện nghĩa vụ đối pháp nhân thương mại và nhân danh pháp nhân thương mại bảo vệ chính mình. Các quyền này được tổng hợp tại Điều 435 với nội dung:

      “1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có quyền:

      a) Được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm;

      b) Được biết lý do pháp nhân mà mình đại diện bị khởi tố

      c) Được thông báo, được giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

      d) Được nhận quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản án, quyết định của Tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

      đ) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội;

      e) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

      g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật theo quy định của Bộ luật này;

      h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa cho pháp nhân;

      i) Được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa cho pháp nhân kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

      k) Tham gia phiên tòa, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý, tranh luận tại phiên tòa;

      l) Phát biểu ý kiến sau cùng trước khi nghị án;

      m) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

      n) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

      o) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

      Có thể thấy các quyền của người đại diện theo pháp luật có nội dung liên quan chặt chẽ đến nội dung các quyền của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo (Điều 57, Điều 60, Điều 61 BLTTHS năm 2015); nhiều quy định tương đồng cho thấy bản chất phái sinh khi tiếp nhận quyền đại diện nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại khi bị cáo buộc phạm tội. Tuy nhiên, việc quy định một cách trực tiếp mà không thông qua viện dẫn cho phép trao quyền một cách trực tiếp không thông qua pháp nhân thương mại. Nói cách khác, khi một cá nhân được xác định là người đại diện theo pháp luật thì họ đương nhiên được thụ hưởng các quyền nêu trên mà không cần pháp nhân thương mại phải uỷ quyền bằng một văn bản hợp pháp.

      Cùng với đó, theo quy định tại Điều 57, Điều 60, Điều 61 BLTTHS năm 2015, người đại diện theo pháp luật có thể thực hiện các quyền khác nhân danh pháp nhân như:

      Thứ nhất, tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

      Điều này cho phép pháp nhân có thêm công cụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân ngay từ những giai đoạn đầu tiên của hoạt động TTHS. Theo đó, ngoài việc tự bảo vệ, pháp nhân có thể nhờ một số cá nhân khác bảo vệ như luật sư, bào chữa nhân dân bảo vệ bản thân thông qua các nội dung quy định tại Điều 83 BLTTHS năm 2015.

      Thứ hai, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá

      Ngoài ra, xuất phát từ điểm đ khoản 1 Điều 435 BLTTHS với quy định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại có quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội”, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị buộc tội có thể viện dẫn quyền im lặng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau.

      Ở cấp độ pháp luật quốc tế, Quyền im lặng là chế định phổ biến đối với chủ thể là thể nhân, theo đó: “một người không thể bị buộc để cho lời khai chống lại mình hoặc nhận mình có tội” [47]. Ở cấp độ pháp luật quốc gia, quyền im lặng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người và là cơ sở cần thiết để tạo nên một phiên toà công bằng cụ thể tại tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Hoa Kỳ với nội dung không ai bị buộc phải trở thành nhân chứng chống lại mình trong bất kỳ vụ án hình sự nào” hay Điều 38 của Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 với nội dung “Không ai bị buộc để cho lời khai chống lại mình”. Quan điểm cho rằng pháp nhân được phép thụ hưởng quyền im lặng xuất phát từ nội dung quyền tự bào chữa, với lập luận cho rằng việc tự cung cấp các tài liệu có thể dẫn tới hành vi tự buộc tội chính bản thân pháp nhân. Lập luận này sau đó được Toà án công lý của liên minh châu Âu (Court of Justice of the European Union) chấp thuận.

      Điều này cũng cho thấy khả năng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể viện dẫn các quyền ngoài nội dung khoản 1 Điều 434 BLTTHS năm 2015 trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của PLHS và TTHS; do đó cần làm rõ nội dung quyền pháp nhân được thụ hưởng như:

      Quyền bình đẳng trước pháp luật và tòa án;

      Quyền được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, được thành lập theo luật;

      Quyền được xét xử công bằng;

      Quyền được xét xử công khai;

      Quyền được suy đoán vô tội (hay giả định vô tội);

      Quyền không bị xét xử hồi tố và không bị xét xử hai lần về cùng hành

      Quyền được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp;

      Quyền có thông dịch viên và dịch thuật; .vv…

      Từ đó, làm căn cứ xác định nội dung quyền thụ uỷ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Theo quan điểm của tác giả, nội dung các quyền của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại trong BLTTHS năm 2015 vẫn chủ yếu tập trung vào nội dung quyền pháp nhân thương mại được hưởng và thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chính pháp nhân mà chưa có quy định cá nhân người đại diện theo pháp luật tự bảo vệ bản thân trước hệ thống thủ tục TTHS bao gồm cả các biện pháp cưỡng chế. Do vậy cần xem xét cung cấp những công cụ pháp lý cần thiết giúp họ tự bảo vệ bản thân, mặt khác cần giới hạn phạm vi biện pháp cưỡng chế đối với họ.

      2. Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng:

      Nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS được quy định tại khoản 2 Điều 435 BLTTHS năm 2015 với nội dung:

      “2. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có nghĩa vụ:

      a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

      Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

      b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

      Nội dung này được cụ thể hoá tại khoản 3 Điều 60, Điều 61 BLTTHS năm 2015 khi pháp nhân có tư cách tố tụng cụ thể với quy định nghĩa vụ của bị can, bị cáo “là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân”.

      Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật phải có mặt trong phiên toà xét xử pháp nhân bản thân đại diện theo yêu cầu tại Điều 445 BLTTHS năm 2015. Nội dung này được thể hiện đồng thời là quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhằm trực tiếp giám sát hoạt động thực thi pháp luật của cơ quan THTT trong giai đoạn xét xử, qua đó kịp thời đưa ra ý kiến, đề nghị, lời bào chữa phù hợp và khiếu nại các hành vi tố tụng không phù hợp; mặt khác, nhằm đảm bảo phiên xét xử diễn ra công khai, minh bạch, đúng người đúng tội theo tinh thần của BLTTHS.

      Trong trường hợp, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố đồng thời hoặc bổ sung sau quyết định khởi tố của pháp nhân thì tư cách tố tụng được xác định là bị can, bị cáo và không được phép nhân danh pháp nhân tham gia phiên toà xét xử. Pháp nhân phải cử người đại diện theo pháp luật mới theo đúng quy định pháp luật và tiếp tục tham gia các giai đoạn TTHS với nghĩa vụ tương tự.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Người đại diện của pháp nhân

        Pháp nhân

        Pháp nhân thương mại

        Trách nhiệm hình sự

        Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

        Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Pháp luật về các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc mặt chủ quan

        Bộ luật Hình sự 2015 ra đời đã kế thừa những thành tựu về lập pháp hình sự của Nhà nước ta, đồng thời, có sự điều chỉnh thích hợp với những đổi mới trong lòng xã hội Việt Nam hiện nay theo xu thế hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

        ảnh chủ đề

        Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan theo luật định

        Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan của người phạm tội bao gồm 7 tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

        ảnh chủ đề

        Tình tiết giảm nhẹ TNHS và tình tiết định tội, định khung hình phạt 

        Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung, các tình tiết giảm nhẹ TNHS thuộc mặt chủ quan nói riêng và các tình tiết định khung, định tội có điểm tương đồng ở chỗ đều ảnh hưởng đến TNHS. Nhưng ảnh hưởng của mỗi loại tình tiết đến TNHS lại có sự khác biệt rõ rệt.

        ảnh chủ đề

        Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì? Các tình tiết thuộc mặt chủ quan

        Mục lục bài viết 1 1. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì: 2 2. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan là gì: 3 3. Đặc điểm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan:  1. Tình tiết giảm nhẹ […]

        ảnh chủ đề

        Sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

        Pháp nhân là chủ thể của pháp luật hình sự tách biệt với cơ thể sinh học, do vậy các hoạt động tố tụng thông thường cần được thực hiện qua một cá nhân cụ thể có quyền nhân danh pháp nhân đó mà BLTTHS quy định là người đại diện theo pháp luật.

        ảnh chủ đề

        Đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS là ai?

        Địa vị pháp lý của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và pháp nhân thương mại trước hết được thể hiện tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 là "việc nhân danh và vì lợi ích" của pháp nhân.

        ảnh chủ đề

        Người đại diện có liên hệ gì với pháp nhân bị truy cứu TNHS?

        Pháp nhân được thừa nhận là "có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình; sự tồn tại của pháp nhân không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân"; đồng thời hành vi của nó được xác lập qua hành động của những cá nhân cụ thể cấu thành nó.

        ảnh chủ đề

        Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu TNHS

        Mục lục bài viết 1 1. Khái niệm người đại diện của pháp nhân:  2 2. Khái niệm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự:  3 3. Đặc điểm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự: 1. […]

        ảnh chủ đề

        Học thuyết về mô hình truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

        Các thiết chế về trách nhiệm hình sự liên đới của thời trung cổ được vay mượn khéo léo nhằm áp đặt TNHS cho pháp nhân; còn đối với mô hình trách nhiệm trực tiếp, các cấu trúc pháp lý cơ bản đã được chuyển từ lĩnh vực dân sự sang lĩnh vực hình sự.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|758461|
        "