Hiện nay, có nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề xóa án tích sau khi đã chấp hành xong bản án. Vậy cụ thể đối với trường hợp đã xóa án tích rồi thì có được cấp visa xuất cảnh không?
Mục lục bài viết
1. Đã xóa án tích rồi có được cấp visa không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, em đã từng có tiền án và em đã được xóa án tích vậy cho em hỏi nếu như em xin visa đi du học ở Úc thì khi bên đại sứ quán lúc tra thông tin của cá nhân em có hiện lên các tiền án của em không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Lý Lịch tư pháp 2009 thì hiện nay có 2 loại phiếu lý lịch tư pháp là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Cụ thể:
– Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo quy định tại khoản 2 điều 42 về Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 quy định về tình trạng án tích thì:
+ Đối với người không bị kết án thì sẽ ghi “không có án tích”. Nếu người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì sẽ ghi là “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người đã được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì sẽ ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì sẽ ghi là “không có án tích”
Do đó theo quy định hiện hành thì tại Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bạn được ghi là không có án tích.
– Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 về Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 quy định về tình trạng án tích thì:
+ Đối với người không bị kết án thì sẽ được ghi là “không có án tích”;
+ Đối với người đã từng bị kết án thì sẽ được ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trong trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì đối với thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì tại Phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi đầy đủ thông tin về án tích của bạn cũng như thời điểm xóa án tích.
Từ những quy định và phân tích nêu trên, đối chiếu với trường hợp của bạn, thì việc bạn đã được xóa án tích thì sẽ được ghi trong lý lịch tư pháp là “không có án tích”, có nghĩa là bạn như là một công dân bình thường. Phiếu lý lịch tư pháp sẽ là phiếu lý lịch bạn sử được dụng bình thường. Còn đối cới phiếu lý lịch tư pháp số 2 có ghi thông tin về án tích chỉ lưu hành nội bộ trong các cơ quan tòa án và cơ quan tố tụng để quản lý. Do vậy, mọi thủ tục để xin visa đi du học ở Đại sứ quán Úc bạn thực hiện bình thường, mọi giấy tờ đều được ghi “không có án tích”.
2. Người đã chấp hành xong hình phạt tù chính nhưng chưa được xóa án tích có được đi xuất khẩu lao động hay không?
Dựa theo quy định tại Điều 44 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau:
– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– người có tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
– Có đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài khi tiếp nhận lao động.
– Được đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và những điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
– Người có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
– Không thuộc các trường hợp bị cấm xuất cảnh và không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài thì bạn phải cần đáp ứng các điều kiện trên.
Do đó, đối với trường hợp công dân Việt Nam nếu chưa được xóa án tích nhưng đã chấp hành xong hình phạt tù và không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tức không thuộc những trường hợp cấp xuất cảnh thì vẫn có thể được xuất cảnh để đi xuất khẩu lao động theo quy định hiện nay.
3. Điều kiện xuất cảnh của công dân Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các điều kiện để xuất cảnh đối với công dân Việt Nam như sau
– Công dân Việt Nam sẽ được xuất cảnh khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Công dân Việt Nam có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn và còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu thì phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
+ Công dân Việt Nam có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
+ Công dân Việt Nam Không thuộc trường hợp như bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
– Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trước khi thực hiện xuất cảnh đi xuất khẩu lao động bạn cũng phải cần chú ý đến các điều kiện nêu trên để được đảm bảo cho phép xuất cảnh nhé.
4. Có thể sử dụng hộ chiếu sau khi được xóa án tích không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21
– Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
+ Trường hợp đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
+ Trường hợp ang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang hoặc chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
+ Đối với trường hợp đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác liên quan về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
+ Đối với trường hợp vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
+ Đối với trường hợp vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
+ Người có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp bạn đã chấp hành xong bản án hình sự, đã được xóa án tích thì được phép xuất cảnh. Căn cứ theo quy định của pháp luật, người không thuộc diện nêu tại Điều 21 và Điều 23 Nghị định 136/2007/NĐ–CP được sửa đổi bổ sung bởi
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Lý Lịch tư pháp 2009
– Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 q
– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định Nghị định 94/2015/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.