Cưa cây gỗ trên đất sử dụng có phải đóng thuế không? Vận chuyển đồ chế tác cho các con có phải tuân thủ quy định gì không?
Cưa cây gỗ trên đất sử dụng có phải đóng thuế không? Vận chuyển đồ chế tác cho các con có phải tuân thủ quy định gì không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bố vợ tôi ở Yên Bái có được nhà nước giao quyền sử dụng đất (đồi) từ những năm 1980. Trên mảnh đất này ông cụ có trồng các loại cây như Nhãn, Quế, Lát. Đến hiện nay, những cây lát đã gần 30 tuổi, trong đó có 01 cây có nguy cơ đổ vào nhà nên ông cụ đã cho cưa hạ để làm đồ sử dụng trong gia đình. Trước khi cưa hạ bố tôi có liên hệ với chính quyền địa phương (UBND phường) để xin chứng thực cây lát đó là do gia đình trồng, UBND phường đã đến làm việc và yêu cầu nộp thuế hơn 7 triệu đồng với lời giải thích là cây cần cưa hạ có lượng gỗ khoảng 4m3. Do chưa có tiền nên gia đình chưa nộp, vì vậy không được cấp giấy chứng nhận cây gỗ đó là của gia đình. Việc cưa hạ cây gỗ vẫn được tiến hành để đảm bảo an toàn cho gia đình, hiện nay con cháu có nghề mộc trong nhà đã chế tác thành phẩm. Bố vợ tôi có ý định cho các con (hiện đang sinh sống ở Hà Nội và Thái Bình) một phần các sản phẩm đã chế tác ra. Tuy nhiên ông phó chủ tịch UBND phường dẫn người đến nhà đo đạc các sản phẩm và yêu cầu nội thuế 17.650.000 đồng mới cấp thủ tục cho chuyển đi. Cá nhân tôi thấy việc UBND phường hành xử không phù hợp đạo lý thông thường, cây gỗ đó bán ra ngoài có giá trị 30 triệu đồng, bố tôi trồng nó mất 30 năm, để sử dụng nó phải nộp gần 18 triệu tiền thuế. Vậy nếu muốn hạ cả vườn gỗ xuống để gia đình, con cháu sử dụng thì lấy đâu ra hàng trăm triệu tiền thuế. Mong các luật sư giải thích giúp tôi:
1. Nếu muốn sử dụng gỗ như nội dung tôi đã trình bày thì theo pháp luật gia đình tôi phải thực hiện những quy định nào?
2. Việc UBND phường yêu cầu gia đình nộp thuế, mức thuế như trên là đúng hay sai? Nếu đúng thì theo quy định tại văn bản pháp luật nào?
3. Bố tôi có được vận chuyển các đồ đã chế tác cho các con ở tỉnh ngoài không? Nếu có thì gia đình phải thực hiện những quy định nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, bạn muốn sử dụng số gỗ kia thì bạn phải hoàn thành thủ tục nộp thuế tài nguyên.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân phường yêu cầu gia đình nộp thuế là đúng với quy định của pháp luật. Dựa vào quy định của Luật thuế tài nguyên năm 2009. Tại Điều 4 Luật thuế tài nguyên có quy định về căn cứ tính thuế như sau:
"Điều 4: Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất".
Tại Điều 5 Luật thuế tài nguyên có quy định về sản lượng tài nguyên tính thuế như sau:
"1. Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
Tại Điều 6 Luật thuế tài nguyên có quy định về giá tính thuế như sau:
"1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
2. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:
a) Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định;
b) Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;
b) Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;
d) Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này".
Và tại Điều 7 Luật thuế tài nguyên có quy định về biểu khung thuế suất. Trong đó có quy định về thuế suất của các loại gỗ như sau:
– Gỗ nhóm I: mức thuế từ 25 – 35%;
– Gỗ nhóm II: mức thuế từ 20 – 30%;
– Gỗ nhóm III, IV: mức thuế từ 15 – 20%;
– Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác: mức thuế từ 10 – 15%;
– Cành, ngọn, gốc, rễ: mức thuế từ 10 – 20%;
– Củi: mức thuế từ 1 – 5%;
– Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô: mức thuế từ 10 – 15%;
– Trầm hương, kỳ nam: mức thuế từ 25 – 30%;
– Hồi, quế, sa nhân, thảo quả: mức thuế từ 10 – 15%;
– Sản phẩm khác của rừng tự nhiên: mức thuế từ 5 – 15%
Vậy, căn cứ vào các quy định như trên của pháp luật, thì Ủy ban nhân dân phường yêu cầu gia đình đóng thuế là đúng, bạn căn cứ vào quy định của Luật thuế tài nguyên và căn cứ vào số gỗ trên thực tế và căn cứ loại gỗ để xác định chính xác mức thuế phải nộp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, điều kiện vận chuyển gỗ sau chế biến
Tại Điều 18 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn lâm sản quy định như sau:
"Điều 18: Vận chuyển lâm sản nội bộ
1. Hồ sơ vận chuyển lâm sản nội bộ trong địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
Phiếu xuất kho nội bộ kèm theo bảng kê lâm sản.2. Hồ sơ vận chuyển lâm sản nội bộ giữa các địa điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a, Hồ sơ vận chuyển gỗ, động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất của chúng gồm: phiếu xuất kho nội bộ, kèm theo bảng kê lâm sản trên từng phương tiện vận chuyển có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
b) Hồ sơ vận chuyển lâm sản không thuộc quy định tại điểm a của Khoản này gồm: Phiếu xuất kho nội bộ, kèm theo bảng kê lâm sản".
Vậy, căn cứ vào quy định này, bạn muốn vận chuyển đồ gỗ đã qua chế biến ra khách tỉnh thì cần có: phiếu xuất kho nội bộ, bảng kê lâm sản.