Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Đối tượng chịu thuế tài nguyên? Cách tính thuế tài nguyên theo quy định mới nhất?

Khi nào phải nộp thuế tài nguyên?
  • 05/02/202105/02/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    05/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Đối tượng chịu thuế tài nguyên? Khi nào phải nộp thuế tài nguyên? Tổ chức, cá nhân nào phải nộp thuế tài nguyên? Căn cứ tính thuế và công thức để tính thuế tài nguyên phải nộp theo quy định mới nhất năm 2021?

      Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản quý giá của quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Đối với nước ta, một nước có nguồn tài nguyên tương đối dồi dào, phong phú, nếu được quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả thì là nguồn lợi lớn và lâu dài cho sự phát triển của quốc gia. Ngược lại, nếu việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên bừa bãi, lãng phí sẽ gây ra hậu quả xấu không chỉ cho sự phát triển kinh tế mà còn gây ra hậu quả xấu với môi trường sống.

      Để đảm bảo cho việc bảo vệ, việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả, tránh việc khai thác, sử dụng bừa bãi, lãng phí, gây ảnh hưởng đến môi trường sống, các quốc gia thưởng sử dụng nhiều công cụ và biện pháp quản lý khác nhau, trong đó có việc đánh thuế vào hoạt động khai thác tài nguyên.

      Đối tượng chịu thuế tài nguyên? Cách tính thuế tài nguyên theo quy định mới nhất?

      Luật sư tư vấn luật về đối tượng chịu thuế tài nguyên: 1900.6568

      Căn cứ pháp lý

      • Luật Thuế tài nguyên năm 2009;
      • Thông tư số 152/2015/TT-BTC quy định về Thuế tài nguyên;

      Thuế tài nguyên (Natural resources tax) là loại thuế gián thu, là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên (nếu tài nguyên này thuộc đối tượng chịu thuế).

      – Theo đó, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân khi khai thác tài nguyên thiên nhiên thì có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định.

      – Riêng với khai thác khoáng sản thì tổ chức, hộ kinh doanh khai thác có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về phương pháp xác định giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên khai thác, kèm theo hồ sơ khai thuế tài nguyên của tháng đầu tiên khai thác.

      – Hàng tháng phải thực hiện khai thuế đối với toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng (theo Điều 9 Thông tư 152/2015/TT-BTC).

      Căn cứ và công thức tính thuế tài nguyên phải nộp

      • 1 1. Đối tượng chịu thuế tài nguyên
      • 2 2. Tổ chức, cá nhân nào phải nộp thuế tài nguyên?
      • 3 3. Cách tính thuế tài nguyên theo quy định mới nhất
      • 4 4. Những trường hợp được miễn, giảm thuế tài nguyên
      • 5 5. Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên

      1. Đối tượng chịu thuế tài nguyên

      Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, bao gồm:

      Xem thêm: Căn cứ tính thuế và cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

      • Khoáng sản kim loại.
      • Khoáng sản không kim loại.
      • Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.
      • Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.
      • Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.
      • Nước biển làm mát máy quy định tại khoản này phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Trường hợp sử dụng nước biển mà gây ô nhiễm, không đạt các tiêu chuẩn về môi trường thì xử lý theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
      • Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.

      Yến sào do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

      • Tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

      Trong Luật thuế tài nguyên năm 2009 quy định 09 sản phẩm chịu thuế tài nguyên, tuy nhiên trong Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn chi tiết về 7 đối tượng chịu thuế tài nguyên. Hai sản phẩm chịu thuế tài nguyên đặc biệt là dầu thô và khí tự nhiên, khí than sẽ được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

      Lưu ý: Chỉ những cá nhân, doanh nghiệp khai thác mới phải nộp thuế tài nguyên. Những đơn vị kinh doanh mua bán thì không phải chịu thuế tài nguyên, chỉ phải nộp thuế GTGT và các loại thuế khác (nếu có).

      2. Tổ chức, cá nhân nào phải nộp thuế tài nguyên?

      Theo Điều 3 Thông tư 152/2015/TT-BTC khi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp thuế.

      Trong một số trường hợp người nộp thuế được quy định rõ như sau:

      • Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

      Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.

      Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.

      • Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;

      Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh doanh.

      Xem thêm: Miễn thuế là gì? Phân biệt thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế?

      – Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.

      – Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi.

      Trường hợp tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.

      • Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức được giao bán tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định.

      3. Cách tính thuế tài nguyên theo quy định mới nhất

      – Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

      – Xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

      Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên  

      Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

      Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

      Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

      4. Những trường hợp được miễn, giảm thuế tài nguyên

      – Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.

      Xem thêm: Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

      – Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.

      – Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

      – Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.

      – Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.

      Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.

      • Trường hợp khác được miễn thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

      5. Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên

      • Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định như sau:
      Số thứ tự Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất
      (%)
      I Khoáng sản kim loại  
      1 Sắt, măng-gan (mangan) 7 – 20
      2 Ti-tan (titan) 7 – 20
      3 Vàng 9 – 25
      4 Đất hiếm 12 – 25
      5 Bạch kim, bạc, thiếc 7 – 25
      6 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 7 – 25
      7 Chì, kẽm, nhôm, bô-xit (bouxite), đồng, ni-ken (niken) 7 – 25
      8 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi) 7 – 25
      9 Khoáng sản kim loại khác 5 – 25
      II Khoáng sản không kim loại  
      1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 3 – 10
      2 Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thủy tinh 5 – 15
      3 Đất làm gạch 5 – 15
      4 Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa 7 – 20
      5 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 7 – 20
      6 Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh 7 – 15
      7 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng 5 – 15
      8 A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin) 3 – 10
      9 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 4 – 20
      10 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 6 – 20
      11 Than nâu, than mỡ 6 – 20
      12 Than khác 4 – 20
      13 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 16 – 30
      14 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen 16 – 30
      15 Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz) 12 – 25
      16 Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite) 12 – 25
      17 Khoáng sản không kim loại khác 4 – 25
      III Dầu thô 6 – 40
      IV Khí thiên nhiên, khí than 1 – 30
      V Sản phẩm của rừng tự nhiên  
      1 Gỗ nhóm I 25 – 35
      2 Gỗ nhóm II 20 – 30
      3 Gỗ nhóm III, IV 15 – 20
      4 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 10 – 15
      5 Cành, ngọn, gốc, rễ 10 – 20
      6 Củi 1 – 5
      7 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10 – 15
      8 Trầm hương, kỳ nam 25 – 30
      9 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10 – 15
      10 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5 – 15
      VI Hải sản tự nhiên  
      1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 6 – 10
      2 Hải sản tự nhiên khác 1 – 5
      VII Nước thiên nhiên  
      1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 8 – 10
      2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 2 – 5
      3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này
      3.1 Nước mặt 1 – 3
      3.2 Nước dưới đất 3 – 8
      VIII Yến sào thiên nhiên 10 – 20
      IX Tài nguyên khác 1 – 20

      – Thuế suất cụ thể đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được xác định lũy tiến từng phần theo sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than khai thác bình quân mỗi ngày.

      – Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ bảo đảm các nguyên tắc sau:

      + Phù hợp với danh mục nhóm, loại tài nguyên và trong phạm vi khung thuế suất do Quốc hội quy định;

      Xem thêm: Đăng ký thuế, cách tính thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập

      + Góp phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên;

      + Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối tượng chịu thuế tài nguyên, cách tính thuế tài nguyên và các quy định liên quan đến thuế tài nguyên theo pháp luật mới nhất năm 2021. Trường hợp thắc mắc nội dung chi tiết Quý khách hàng liên hệ Luật Dương Gia để được hỗ trợ.

        Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lương tháng 13 và thưởng tết

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Cách tính thuế

        Đối tượng chịu thuế

        Miễn thuế tài nguyên

        Thuế tài nguyên


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Cách lập tờ khai, kê khai thuế tài nguyên theo Thông tư mới nhất

        Để bảo đảm cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, tránh việc khai thác bừa bãi, lãng phí thì các quốc gia thường sử dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau, trong đó có việc đánh thuế tài nguyên môi trường.

        Giá tính thuế tài nguyên là gì? Bảng giá tính thuế tài nguyên?

        Thuế tài nguyên là gì? Căn cứ tính thuế tài nguyên? Giá tính thuế tài nguyên và cách tính giá thuế tài nguyên? Bảng giá tính thuế tài nguyên ?

        Giá trị để tính thuế trong định giá là gì? Đặc điểm và liên hệ thực tiễn?

        Giá trị để tính thuế trong định giá là gì? Đặc điểm và liên hệ thực tiễn? Giá trị phi thị trường trong định giá tài sản?

        Thuế nhà thầu là gi? Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài chi tiết nhất

        Thuế nhà thầu là gì? Các đối tượng chịu thuế và không phải chịu thuế nhà thầu? Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài?

        Quy định về cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn, chứng khoán

        Thuế TNCN là gì? Thuế TNCN tiếng Anh là gì? Đặc điểm của thuế TNCN? Vai trò của thuế TNCN? Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn? Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng chứng khoán?

        Thuế nhà thầu là gì? Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài mới nhất?

        Thuế nhà thầu là gì? Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài mới nhất?

        Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng? Các đối tượng chịu thuế GTGT?

        Thuế giá trị gia tăng là gì? Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT)? Các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng? Quy định về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT mới nhất năm 2021?

        Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

        Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu phần trăm? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu? Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp?

        Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế GTGT được khấu trừ?

        Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì? Đặc điểm của khấu trừ thuế GTGT? Cách tính thuế giá trị gia tăng được khấu trừ?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ