Công ty có quyền chuyển nơi làm việc của lao động không? Phải làm gì khi người lao động bị công ty đe dọa sẽ chuyển địa điểm làm việc?
Công ty có quyền chuyển nơi làm việc của lao động không? Phải làm gì khi người lao động bị công ty đe dọa sẽ chuyển địa điểm làm việc?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi viết thư này mong các luật sư tư vấn giúp tôi.Tôi đang rất cần tư vấn của các luật sư .Chồng tôi là một nhân viên bán xăng dầu của 1 cửa hàng xăng dầu của công ty nhà nước.vThời gian gần đây cửa hàng trưởng bắt chồng tôi làm các việc trong gian lận xăng dầu như (pha dầu vào xăng, chỉnh số nhảy trên cây..) nhưng chồng tôi không làm vì vậy cửa hàng trưởng đe dọa là sẽ chuyển công tác chồng tôi đi nơi khác thật xa nơi chúng tôi đang ở và còn đe dọa chồng tôi sẽ không còn trong biên chế của ngành. Hiện nay chồng tôi rất hoang mang vì nếu thất nghiệp gia đình tôi sẽ rất khó khăn.Vậy tôi viết thư này mong các luật sư tư vấn giúp tôi càng sớm càng tốt. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong quy định của “Bộ luật lao động 2019” có quy định về các hành vi bị cấm trong quan hệ lao động bao gồm:
+ Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
+ Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
+ Cưỡng bức lao động.
+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
+ Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
+ Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Hành vi của cửa hàng trưởng thực hiện là cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ. Việc chuyển người lao động làm sang công việc khác địa điểm khác phải thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 “Bộ luật lao động 2019”.
Ngoài ra, cửa hàng trưởng không phải là chủ sử dụng lao động, chỉ là người lao động cấp trên của chồng bạn, chủ sử dụng lao động là công ty nhà nước. Cửa hàng trưởng không có quyền yêu cầu chồng bạn thực hiện những hành vi gian lận như vậy. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật.
Theo quy định của Nghị định 05/2015/NĐ – CP
“Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với
1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Sự cố điện, nước;
d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động.”
Nếu cửa hàng trưởng cố tình thực hiện hành vi như vậy bạn có thể yêu cầu lên cấp trên trực tiếp của công ty hoặc thông báo lên Phòng lao động thương binh xã hội để được giải quyết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Sa thải người lao động trong thời gian điều chuyển làm công việc khác
– Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
– Quy định của pháp luật về việc tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại