Nội quy lao động? Có phải đăng ký lại nội quy lao động theo Bộ luật lao động mới không? Thủ tục đăng ký nội quy lao động?
Hiện nay chúng ta không còn xa lạ với những nội quy khi tham gia vào các quan hệ lao động, đó là các quy tắc xử sự mà người lao động cần phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao dộng để đảm bảo thực hiện công việc một cách tốt nhất. Vậy trong các trường hợp ban hành hay sửa đổi
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật lao Động 2019
Luật sư
1. Nội quy lao động
1.1. Nội quy lao động là gì?
Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động có thẩm quyền ban quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi vi phạm kỉ luật lao động, các hình thức xử lí kỉ luật tương ứng và quy định về trách nhiệm vật chất.
1.2. Chủ thê ban hành nội quy lao động
Về chủ thể ban hành, phạm vi áp dụng và hình thức nội quy lao động: Chủ thể có thẩm quyền ban hành nội quy lao động là người sử dụng lao động. Mục đích của việc ban hành này là nhằm để người sử dụng lao động tự thiết lập và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị hướng đến mục đích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình lao động sản xuất, kinh doanh. Việc trao quyền ban hành nội quy lao động cho người sử dụng lao động chính là sự hiện thực hóa quyền tự chủ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động của người sử dụng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 4 BLLĐ 2019
1.3 Nội dung ban hành nội quy lao động
Nội quy lao động bắt buộc phải được ban hành ở những đơn vị có sử dụng từ 10 người lao động trở lên. Như vậy, ở những đơn vị sử dụng dưới 10 người lao động (số lao động sử dụng ít, các hộ gia đình…) thì không nhất thiết phải có nội quy lao động. Ở những đơn vị này, kỷ luật lao động được thể hiện thông qua những yêu cầu, mệnh lệnh hợp pháp của người sử dụng lao động trên cơ sở quy định của pháp luật.
1.4 Phạm vi ban hành nội quy lao động
Nội quy lao động có vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết lập kỉ luật lao động nên người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động.Bên cạnh đó, không phải tất cả các đon vị sử dụng lao động đều nhất thiết phải có nội quy lao động bằng văn bản. Nội quy lao động bằng văn bản thông thường được ban hành ở những đon vị có sử dụng lao động tương đối nhiều và tương đối ổn định. Đối với những đơn vị sử dụng ít lao động và không ổn định thì không nhất thiết phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản. Điều 118
1.5 Vai trò của nội quy lao động
Để kỷ luật trong đơn vị được đảm bảo, doanh nghiệp phải xây dựng và đăng ký nội quy lao động, trong đó phải liệt kê đầy đủ toàn bộ các hành vi vi phạm cùng hình thức xử phạt tương ứng.
Các Doanh nghiệp chỉ được quyền xử lý kỷ luật nếu họ có hành vi vi phạm được quy định cụ thể trong Nội quy lao động. Có ba hình thức xử lý kỷ luật là: khiển trách (bằng miệng và/hoặc văn bản) và kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức; sa thải.
Xuyên suốt trong các quy định của pháp luật, không có quy định chi tiết về hành vi vi phạm cụ thể, đặc biệt là đối với hình thức xử lý kỷ luật khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương. Căn cứ theo Như vậy mà khi xây dựng Nội quy lao động, tùy vào thực tế hoạt động của đơn vị mình, doanh nghiệp cần phải ghi rõ các hành vi vi phạm tương ứng đối với từng hình thức xử lý kỷ luật, nếu không thì doanh nghiệp khó có thể xử lý kỷ luật người lao động
2. Có phải đăng ký lại nội quy lao động theo Bộ luật lao động mới không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay đã có Bộ luật Lao động mới 2019. Tuy nhiên công ty chúng tôi thành lập năm 2005 và nội quy lao động đăng ký lúc trước là theo luật lao động cũ. Tôi chưa tìm thấy một văn bản nào quy định rằng người sử dụng lao động phải tiến hành đăng ký lại nội quy lao động khi có luật lao động mới. Trong khi
Luật sư tư vấn:
Hiện nay không có văn bản nào quy định người sử dụng lao động đã đăng ký nội quy lao động trước khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực phải đăng ký lại nội quy lao động nên có rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành đăng ký lại.
Mặc dù không có quy định bắt buộc đăng ký lại, nhưng theo quy định tại Điều 119 Bộ luật lao động 2019 thì “Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.” Trong khi đó, nội dung
Mặt khác, theo quy định tại Điều 120 Bộ luật lao động 2019 thì ngay cả khi doanh nghiệp đăng ký mới nội quy lao động mà có quy định trái với pháp luật thì Sở lao động Thương binh xã hội vẫn thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và yêu cầu đăng ký lại.
Do vậy, để tránh trường hợp nội quy lao động trái với quy định của
3. Thủ tục đăng ký nội quy lao động
Căn cứ Điều 119, Điều 120 BLLĐ năm 2019; Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và Quyết định số 338/QĐ-LĐTBXH, việc đăng ký nội quy lao động sẽ được tiến hành như sau
3.1 Về hồ sơ đăng ký nội quy lao động
Người sử dụng lao động động phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
– Nội quy lao động
– Văn bản góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
3.2. Nơi nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động
Nộp tại một trong các cơ quan sau:
– Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh ủy quyền): Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
3.3. Trình tự, thủ tục đăng ký nội quy lao động:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động
– Thời hạn: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động.
– Cách thức nộp: Một trong 03 hình thức sau:
+ Nộp hồ sơ qua cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến cơ quan chuyên môn về lao động;
+ Nộp hồ sơ trực tiếp;
+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
Bước 2: Cơ quan chuyên môn về lao động xem xét, tiếp nhận hồ sơ
– Thời hạn: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
– Nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại nội quy lao động.
Lưu ý: Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì phải gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3.4 Hiệu lực của nội quy lao động:
– Nội quy lao động phải đăng ký: Có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (được ủy quyền) nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
– Nội quy lao động không phải đăng ký (trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động): Hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.
Trên đây là toàn bộ thông tin công ty Luật dương gia chúng tôi cung cấp về vấn đề Có phải đăng ký lại nội quy lao động theo Bộ luật lao động mới không? dựa trên quy định của pháp luật hiện hành về nội dung Có phải đăng ký lại nội quy lao động theo Bộ luật lao động mới không?