Hiện nay thì mô hình xây dựng công trình nhà ở bằng thùng container đã qua sử dụng đang phát triển. Xoay quanh vấn đề này thì nhiều người dân cũng đặt ra những thắc mắc nhất định, như: Có nên làm nhà bằng container không? Nhà container bị phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Có nên làm nhà bằng container hay không?
Nhà container là một loại hình nhà ở được làm từ các thùng của xe container, chất liệu bằng thép chuyên chở hàng hóa và các nhu yếu phẩm. Với kích thước lớn và rộng rãi, chở được số lượng hàng hóa khủng, ngoài ứng dụng được chuyên chở hàng hóa với khối lượng khổng lồ thì các thùng xe container này có thể được coi là vật liệu tạo lên những ngôi nhà đầy đủ hình dạng và kích thước. Đối với câu hỏi: Có lên làm nhà bằng container hay không? Để trả lời được thì cần nhìn nhận những ưu điểm và nhược điểm của nhà container, từ đó đưa ra những đánh giá phù hợp. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, ưu điểm của nhà container:
– Xây dựng nhà bằng container sẽ tiết kiệm thời gian cho các chủ thể. Nhiều ngôi nhà bằng container đã được sản xuất sẵn giúp tiết kiệm thời gian xây dựng. Vì thế cho nên thời gian xây dựng một ngôi nhà container sẽ nhanh hơn rất nhiều so với những ngôi nhà truyền thống. Đặc biệt thì các thành phần của ngôi nhà container cũng rất chắc chắn bạn có thể lắp ghép lại với nhau để tạo nên một ngôi nhà hoàn chỉnh. Nếu biết cách thiết kế thì sẽ có thể tạo nên được một cấu trúc đặc biệt gây ấn tượng lớn;
– Dễ vận chuyển và chọn địa điểm, nhà container có thể dễ dàng được vận chuyển bằng các xe chuyên dụng khác nhau tới mọi vị trí. Không như những ngôi nhà truyền thống có cấu trúc đặc biệt xây dựng dựa trên sự cố định của nền móng, nhà container sẽ linh hoạt hơn nhiều và có thể dễ dàng thay đổi vị trí dù khoảng cách là xa hay gần. Hơn thế nữa thì với tính linh hoạt của mình cấu trúc của loại nhà đặc biệt này có thể đặt tại nhiều địa hình phức tạp khác nhau như đồi núi hoặc sông ngòi … ngoài ra thì chi phí để tạo nên một ngôi nhà container cũng có mức thấp hơn so với các ngôi nhà truyền thống. Thường là sẽ rẻ hơn từ 5% đến 10%, thậm chí là 50% tùy theo quy mô và mức độ chi tiết của kiểu nhà container;
– Nhà container nếu không được sử dụng thì có thể tái chế để giảm thiểu rác thải công nghiệp ra môi trường, bởi hầu hết các loại vật liệu tạo nên ngôi nhà này đều có thể tái chế và đều có tính chất thân thiện với môi trường.
Nhìn chung thì một số ưu điểm nổi bật của ngôi nhà này sắp phụ thuộc vào thời gian xây dựng và giá cả, tuy nhiên vẫn có thể tạo nên một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, nhiều người từ đó cũng thừa nhận rằng các ngôi nhà này rất hữu ích trong các tình huống thiếu nơi ở và đó chính là chỗ chú khẩn cấp có thể dễ dàng và nhanh chóng di chuyển. Tính linh hoạt trong quá trình vận chuyển của ngôi nhà này là một lợi thế rất lớn.
Thứ hai, nhược điểm của nhà container:
– Có sự giới hạn về kích thước, ngôi nhà này được tạo dựng trong các thùng xe container, với chất liệu khung thép cố định cho nên không thể mở rộng diện tích và không gian, hạn hẹp về hình dạng và không gian khiến cho các ngôi nhà này không thể phát huy được tính linh hoạt trang trí nội thất của chủ nhà vì thế cho nên đa phần nội thất trong các ngôi nhà này thường đơn giản và gọn nhẹ;
– Chất lượng an toàn của ngôi nhà cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ độc hại, đặc biệt là những thùng container đã qua sử dụng nhiều lần. Hơn nữa thì khả năng cách âm và cách nhìn của những ngôi nhà này bị hạn chế. Do đó trong quá trình xây dựng thì cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt cắt góc và cách nhiệt.
Từ những phân tích trên thì có thể thấy, các ngôi nhà được xây dựng bằng thùng container mang trong mình những ưu điểm và nhược điểm nhất định, các bạn hoàn toàn có thể cân nhắc nếu thực sự yêu thích kiểu nhà này. Hiện nay trên thế giới thì những ngôi nhà này thường được nhiều người sử dụng và từng trở thành một trào lưu lớn cho các bạn trẻ. Các chủ thể có thể trang trí để có một căn hộ riêng mà không tốn quá nhiều chi phí. Vì thế cho nên, việc làm nhà bằng container là tùy thuộc vào góc nhìn và nhu cầu của tùy người, sao cho vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nhà container bị phạt hay không?
Pháp luật Việt Nam hiện nay không dám cấm việc sử dụng container để tiến hành xây dựng các công trình nhà cửa. Tuy nhiên đối với trường hợp sử dụng vật liệu là thùng container vào mục đích xây dựng nhà ở và có liên kết định vị cố định với đất thì đây sẽ được xem là công trình xây dựng. Theo quy định của pháp luật về xây dựng năm 2020 hiện hành thì có thể thấy, để việc xây dựng nhà bằng container không bị xử phạt thì cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Có những trường hợp ngôi nhà này cần phải được xin cấp phép xây dựng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải tuân thủ, cụ thể như sau:
– Nếu dùng thùng container để tiến hành xây dựng nhà cửa thì các chủ thể vẫn phải chuẩn bị các loại giấy tờ và hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để làm thủ tục xin cấp phép xây dựng như các ngôi nhà truyền thống bởi vì thùng container này đã được liên kết cố định với nền đất vì thế nó sẽ được xem là công trình xây dựng bình thường;
– Đối với việc sử dụng thùng container để xây dựng các công trình sử dụng vào mục đích khác thì cần phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương đó đồng thời phải được xem xét về điều kiện đảm bảo an toàn và phòng cháy chữa cháy cũng như bảo vệ môi trường, ngoài ra còn phải đáp ứng được các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Trong trường hợp sử dụng thùng container để đặt trong các công trường xây dựng để tiến hành xây dựng nhà tạm cho công nhân hoặc nơi làm việc cho các bộ phận thì không cần phải xin cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật bởi vì trường hợp này được tính là công trình tạo nhằm phục vụ cho công trình chính và sẽ được tháo dỡ ngay sau khi công trình chính được hoàn thiện. Còn đối với trường hợp thùng container được làm nha và địa điểm kinh doanh đặt trên khu vực thuộc địa phận đất nông nghiệp thì đó sẽ được coi là công trình sai phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung đó là di dời và tháo dỡ, Vì thế cho nên để tránh những rắc rối không cần thiết thì khi xây dựng các kiểu nhà này cần tiến hành thủ tục xin giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Quy trình cơ bản tiến hành thi công loại hình nhà container:
Thứ nhất, khi xây dựng căn nhà bằng container, chúng ta sẽ bỏ qua giai đoạn móng. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải đổ trụ để nâng đáy, tránh hơi ẩm của đất sẽ làm thối đáy cũng như nước mưa có thể tràn vào nhà. Bởi vì những cột bê tông xung quanh sẽ góp phần cố định ngôi nhà container để tránh bão khi cần thiết.
Thứ hai, tiến hành ghép và cắt các thùng container theo bản vẽ để tạo thành các không gian đa chức năng nhằm phục vụ cho mục đích để ở và sinh hoạt, đây cũng là giai đoạn để hình thành nên các cửa sổ, cửa ra vào cũng như lối thoát hiểm.
Thứ ba, sau khi có một không gian ngôi nhà đạt tiêu chuẩn sẽ đến công đoạn thi công cách nhiệt, cách âm. Bước này cực kỳ quan trọng để đảm bảo bạn có thể sống và hoạt động trong một đơn vị nhà container. Thợ thi công có thể dùng thạch cao để ốp trần nhà nhằm ngăn sức nóng của mặt trời ảnh hưởng đến không khí bên trong. Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn cũng nên làm mái che chống nóng bên ngoài để ngăn hơi nóng chiếu trực tiếp vào container.
Thứ tư, trang bị đường dây điện và hệ thống thiết bị điện như quạt hút, quạt hút và điều hòa … Việc thiết kế cửa kính cũng sẽ hạn chế nhiệt từ bên ngoài mà vẫn giúp không gian thoáng mát. ánh sáng. Cuối cùng, bạn có thể dán tường hoặc tường bằng vật liệu xây dựng và chọn màu theo sở thích của bạn. Có lẽ đây là phần thú vị nhất mà bất cứ ai cũng muốn làm khi sở hữu căn hộ từ container. Trang trí nhà cửa không chỉ thể hiện cá tính mà còn giúp bạn có một không gian sống thoải mái.
4. Một số lưu ý trong quá trình làm nhà bằng thùng container:
Vì nhà container là một trong những loại hình đặc thù, cho nên khi tiến hành xây dựng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, chọn kích thước thùng. Hiện nay container có nhiều kích cỡ khác nhau, rất phù hợp để xây dựng một căn hộ nhỏ. Theo lời khuyên của các chuyên gia xây dựng, bạn nên chọn loại container tiêu chuẩn khi có nhu cầu làm nhà. Kích thước container tiêu chuẩn có thể xây nhà với chiều dài 6m, 12m, 16m và chiều rộng khoảng 2,4m, chiều cao khoảng 2,4m. Loại container này có nhiều và dễ kiếm với giá thành rẻ. Kích thước của container đứng cao có chiều cao 2,7 m và các thông số khác tương tự như container tiêu chuẩn. Chiều cao thoải mái giúp bạn xây nhà thẩm mỹ và tiện dụng hơn. Tương tự, chi phí của container khối cao cũng cao hơn container tiêu chuẩn.
Thứ hai, xem xét kĩ lưỡng chất lượng container. Việc chọn chất lượng thùng container (tức là thùng mới hay cũ) cũng là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng khi xây dựng nhà container. Để có một công trình đẹp, chất lượng và bền lâu, bạn cần chọn những container chất lượng ổn, các loại container mới bạn sẽ mất ít thời gian kiểm tra, cải tạo, trùng tu hơn so với các loại container cũ. Tuy nhiên, do chi phí khá cao, thì bạn có thể cân nhắc sử dụng container cũ với chi phí chỉ bằng 1/3. Nếu chọn loại thùng này, thì chúng ta nên kiểm tra đầy đủ các cạnh và màu sắc cũng như độ chắc chắn của thùng để đảm bảo sản phẩm không quá xuống cấp.
Thứ ba, cần chuẩn bị về kế hoạch xây dựng. Trước khi xây thì chúng ta cần có kế hoạch về chi phí, thời gian và bản vẽ chi tiết ngôi nhà mong muốn, cũng như vị trí đặt container (chồng lấn lên nhau hay đặt cạnh nhau …). Bởi việc lập kế hoạch giúp bạn kiểm soát tiến độ thi công và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, xây loại hình nhà này cần quan tâm đến khía cạnh pháp lý, theo quy định tại Việt Nam, nhà làm từ container chưa được cấp sổ hồng (chứng thư pháp lý chứng minh quyền sở hữu hợp pháp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền) nhưng cũng không có quy định nghiêm cấm được xây dựng. Do đó, để yên tâm hơn về mặt pháp lý, ít nhất trước tiên bạn cần có giấy tờ về quyền sử dụng đất, nơi bạn định cất ngôi nhà từ container của mình. Tiếp theo, bạn nên xin giấy phép xây dựng và đăng ký với chính quyền địa phương để đảm bảo quy định chung (trong các trường hợp cần phải xin giấy phép như đã phân tích ở trên).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nhà ở năm 2022;
– Luật Xây dựng năm 2020.