Lương truy lĩnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, đây được xem là số tiền chênh lệch giữa lương của người lao động được hưởng với mức lương thực tế của các tháng trước đó. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì truy lĩnh là gì? Và có được truy lĩnh tiền lương hưu hay không?
Mục lục bài viết
1. Truy lĩnh là gì?
Trước hết, pháp luật hiện nay chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào hoặc điều lệ cụ thể nào đưa ra khái niệm về truy lĩnh. Tuy nhiên, tiền lương truy lĩnh là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm. Tiền lương truy lĩnh là khái niệm để chỉ sự chênh lệch giữa mức lương của nhân viên với mức lương thực tế họ nhận được trong các tháng trước đó.
Lý do có sự chênh lệch này đó là người lao động được nâng bậc lương, người lao động được tăng mức lương cơ sở, tuy nhiên vào thời điểm chi trả lương cho người lao động chưa có đầy đủ cơ sở thông tin để tính toán theo mức lương mới. Vì thế, khoản tiền này sẽ được tính toán và truy lĩnh lại cho người lao động với số tiền tương ứng.
Tóm lại, truy lĩnh là khái niệm để chỉ hoạt động truy lĩnh tiền lương, xác định mức tiền lương chênh lệch giữa lương của người lao động với mức lương thực lĩnh của người lao động nói trong các tháng trước.
Khi thực hiện thủ tục truy lĩnh và xác định mức chênh lệch trong tiền lương truy lĩnh của người lao động, bắt buộc phải tính lại tiền lương cho người lao động để đền bù cho người lao động, khoản tiền này sẽ được coi là lương truy lĩnh.
2. Có được truy lĩnh tiền lương hưu hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, có thể tiến hành thủ tục truy lĩnh tiền lương hưu nếu đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 23 của Thông tư
– Trong trường hợp cá nhân bị dừng hưởng lương hưu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố mất tích. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 thì người đang trong chế độ hưởng lương hưu hàng tháng sẽ bị tạm dừng chi trả chế độ hưởng lương hưu đó nếu cá nhân đó bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong trường hợp này, Nếu cá nhân này có yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án cần phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đã tuyên trước đó. Khi đó, quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích sẽ có hiệu lực trên thực tế, ngoài việc tiếp tục được hưởng tiền lương hưu mà mình được hưởng, thì người lao động sẽ được thực hiện thủ tục truy lĩnh tiền lương hưu trong khoảng thời gian cá nhân đó bị dừng chi trả lương hưu tuy nhiên không bao gồm tiền lãi;
– Cá nhân đang hưởng lương hưu hàng tháng có thời gian gián đoạn chưa được nhận lương hưu trên thực tế. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Thông tư
– Cá nhân hưởng lương hưu mà qua đời trong khoảng thời gian gián đoạn chưa được nhận lương hưu trên thực tế. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thì người hưởng lương hưu qua đời trong khoảng thời gian gián đoạn chưa được nhận lương hưu trên thực tế, thân nhân của họ sẽ được nhận tiền lương hưu của những tháng chưa nhận, tuy nhiên không bao gồm tiền lãi.
Theo đó, người lao động sẽ được truy lĩnh lương hưu nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
3. Quy trình truy lĩnh lương hưu hằng tháng như thế nào?
Trong từng trường hợp khác nhau thì quy trình thực hiện thủ tục truy lĩnh lương hưu cũng sẽ được tiến hành khác nhau. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tiến hành thủ tục truy lĩnh lương hưu sau khi hủy tuyên bố mất tích của tòa án. Khi làm thủ tục hưởng tiếp lương hưu, người lao động sẽ đồng thời được chi trả tiền lương hưu được truy lĩnh theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Quyết định 222/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thì thủ tục hưởng tiếp lương hưu của các cá nhân trong trường hợp này sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm bản chính đơn đề nghị theo mẫu do pháp luật quy định, bản sao của quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích cá nhân.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là cơ quan bảo hiểm xã hội nơi chi trả lương hưu trước khi cá nhân bị tuyên bố mất tích.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết hồ sơ được xác định là không vượt quá 05 Ngày làm việc được tính kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thứ hai, tiến hành thủ tục truy lĩnh lương hưu khi có thời gian gián đoạn. Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về quy trình và thủ tục đối với trường hợp này. Tuy nhiên trên thực tế, nếu có tháng người lao động không đến nhận lương hưu theo thời gian được ghi trên lịch hẹn, thì tháng sau đó khi người lao động đến nhận lương hưu, người lao động này sẽ được trả lương hưu của cả tháng trước.
Thứ ba, thực hiện hoạt động truy lĩnh lương hưu khi người hưởng lương hưu chết trong thời gian gián đoạn và chưa được nhận lương hưu. Số tiền lương hưu truy lĩnh trong trường hợp này sẽ được chi trả trực tiếp cho thân nhân của người lao động đã bị qua đời. Và để có thể nhận được khoản tiền truy lĩnh lương hưu này, thân nhân của người lao động cần phải thực hiện thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ hợp lệ. Trong đó bao gồm giấy đề nghị nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi người hưởng lương hưu qua đời có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người hưởng lương hưu cư trú.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là cơ quan bảo hiểm xã hội nơi trực tiếp chi trả lương hưu cho người đã qua đời.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cơ quan bảo hiểm xã hội có thể chi trả ngay bằng tiền mặt cho thân nhân của người mất, chậm nhất là ngày làm việc kế tiếp được tính kể từ ngày nhận được giấy tờ đề nghị hợp pháp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 222/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam việc công bố thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
–
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
THAM KHẢO THÊM: