Theo quy định pháp luật doanh nghiêp nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu quy định về doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể trong
Từ khái niệm về doanh nghiệp tư nhân nêu trên thì ta cũng rút ra được một số đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp tư nhân như sau:
Một là, Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Hai là, Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Ba là, Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Bốn là, Chủ doanh nghiệp tư nhân được toàn quyền quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân cũng như việc sử dụng lợi nhuận sau thuế và thực hiện các loại nghĩa vụ tài chính khác.
Năm là, Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
2. Có được thừa kế doanh nghiệp tư nhân không?
2.1. Có được thừa kế doanh nghiệp tư nhân không?
Như đã nêu ở phần mục trên thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Mà theo quy định tại khoản 2, điều 193 của luật doanh nghiệp 2020 thì xác định được nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế.
Như vậy, có thể thấy rằng hoàn toàn có thể thừa kế doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, việc thừa kế doanh nghiệp tư nhân lại không hề dễ dàng. Theo đó thì việc thừa kế doanh nghiệp tư nhân được chia thành các trường hợp sau:
Căn cứ theo quy định của Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 thì nếu không có người thừa kế hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản hoặc những người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế thì xác định như sau:
Tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Có thể hiểu rằng nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế thì tức là lúc này người thừa kế sẽ là Nhà nước và Nhà nước sẽ là chủ sở hữu mới của doanh nghiệp tư nhân đó. Tuy nhiên, theo quy định thì doanh nghiệp tư nhân phải do cá nhân làm chủ, trong khi Nhà nước không phải là cá nhân nên không thỏa mãn điều kiện của Luật doanh nghiệp về chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó nhà nước phải tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân hoặc giải thể theo quy định của Luật doanh nghiệp. Hay nói cách khác thì doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động .
Trường hợp nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà có duy nhất một người thừa kế hoặc những người thừa kế thỏa thuận để lại toàn bộ di sản cho một người thừa kế thì có thể hiểu rằng người được thừa kế trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân. Việc doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động hay tiếp tục hoạt động phụ thuộc vào người thừa kế duy nhất này.
Trường hợp nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà có số lượng người thừa kế có nhiều hơn 01 người thì có thể xác định như sau: Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải là một cá nhân. Do vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân nhiều hơn 01 cá nhân thì không đảm bảo điều kiện trên. Mặt khác thì người hưởng thừa kế chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Vì vậy, khi có nhiều người thừa kế không đảm bảo đặc tính Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, trong trường hợp có nhiều người thừa kế thì để nhận quyền thừa kế trong trường hợp này, những người thừa kế phải thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Hay nói cách khác thì doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động.
Tóm lại, khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết, doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động hay tiếp tục hoạt động phụ thuộc vào những người thừa kế và các bên của hợp đồng đã ký với doanh nghiệp tư nhân.
2.2. Thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp chết:
Liên quan đến vấn đề nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế có trách nhiệm như thế nào thì ta căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh. Theo quy định này thì ta có thể xác định được rằng nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người được thừa kế phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
Theo đó, người thừa kế cần chuẩn bị các giấy tờ tài liệu để đăng ký thay đổi bao gồm các giấy tờ như là: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người được thừa kế; Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của người thừa kế; Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế.
Trình tự thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người thừa kế chuẩn bị một bộ hồ sơ như đã nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân là Phòng đăng ký kinh doanh.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp như đã nêu trên của người thừa kế doanh nghiệp tư nhân thì Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện việc trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn người thừa kế tiến hành bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ hoặc nếu từ chối hồ sơ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cùng căn cứ pháp lý.
2.3. Người nhận thừa kế doanh nghiệp tư nhân có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Liên quan đến vấn đề thừa kế doanh nghiệp tư nhân thì ngoài các vấn đề về thủ tục, trình tự để thừa kế doanh nghiệp tư nhân thì còn một vấn đề mà người thừa kế doanh nghiệp tư nhân luôn quan tâm đó chính là vấn đề về thuế.
Để xác định việc người thừa kế doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không thì ta căn cứ theo quy định tại điều 2 Thông tư
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
b) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.”
Như vậy, theo quy định trên thì ta có thể thấy rằng trường hợp nhận thừa kế là vốn góp của doanh nghiệp tư nhân thì người nhận thừa kế phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với tài sản được thừa kế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015;
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư