Theo quy định thì di sản thừa kế của người đã chết được coi là tài sản sẽ được đem ra phân chia theo pháp luật hoặc theo di chúc. Vậy có được phân chia di sản thừa kế chứng khoán không?
Mục lục bài viết
1. Có được phân chia di sản thừa kế chứng khoán không?
Di sản thừa kế được hình thành bắt nguồn từ những tài sản được người chết để lại. Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản thừa kế được hiểu một cách thống nhất như sau: Di sản bao gồm tất cả tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Mà hiện nay, tài sản được xác định là những vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Với nội dung được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự thì di sản thừa kế chứa đựng các đặc điểm sau đây:
– Cần phải xác định chắc chắn là tài sản của người chết (người để lại di sản thừa kế) để lại cho người khác sau khi người để lại di sản thừa kế chết;
– Tài sản này có thể thuộc sở hữu riêng của người để lại di sản thừa kế, phần tài sản của người để lại di sản thừa kế trong tài sản chung với người khác. Do đó, di sản thừa kế có thể là tiền, tài sản gồm bất động sản, động sản (nhà, đất, công trình gắn liền với đất…), giấy tờ có giá. Có thể kể đến một số loại tài sản thường gặp gồm: Tiền, vàng, đá quý, đồ trang sức khác; Nhà ở, đất ở hình thành do mua bán, tặng cho, thừa kế, nhà ở hình thành trong tương lai cũng được chấp thuận để tiến hành phân chia,..
Đồng thời tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 đã có những nội dung gián tiếp trả lời những băn khoan về việc phân chia di sản thừa kế chứng khoán. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ được phát hành hợp pháp và người để lại di sản này đang sở hữu chúng;
+ Có thể là chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
+ Chứng khoán phái sinh;
+ Bên cạnh đó, Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, chứng khoán cũng được xác định là một loại tài sản. Nên khi người sở hữu chứng khoán qua đời thì những người thừa kế hoàn toàn có thể thừa kế chứng khoán.
2. Hiện nay có mấy cách xác định di sản thừa kế hợp pháp?
2.1. Theo di chúc:
Di chúc là văn bản thể hiện ý muốn chuyển tài sản của mình sang cho người khác sau khi cá nhân có tài sản để lại chết. Để có thể chia di sản là cổ phiếu theo ý chí của người có tài sản thì khi chia di sản thừa kế phải tiến hành thực hiện heo di chúc thì sẽ thực hiện theo ý chí của cá nhân được thể hiện trong di chúc hợp pháp.
Pháp luật trao quyền cho chủ sở hữu hợp pháp, gười để lại di chúc có quyền chỉ định người nào được hưởng di sản thừa kế, không được hưởng di sản thừa kế, dành di sản để di tặng, thờ cúng hoặc giao nghĩa vụ cho người thừa kế…Những điều kiện có thể được nhắc đến:
– Yếu tố về tinh thần của người lập di chúc: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; mong muốn lập di chúc là không bị đe doạ, cưỡng ép, lừa dối; nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức không trái quy định.
– Nội dung của di chúc gồm: Thông tin về ngày tháng năm lập; họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc và người được hưởng; địa chỉ nơi di sản toạ lạc, chi tiết về di sản thừa kế…
Như vậy, phân chia di sản thừa kế chứng khoán được xác định là tài sản hợp pháp thì có thể phân chia di sản. Việc phân chia này có thể chia làm hai hướng khác nhau, đó là: phân chia theo di nguyện của người mất; phân chia theo pháp luật nếu không có cơ sở.
2.2 Theo pháp luật:
Di sản thừa kế được chia theo pháp luật trong các trường hợp nêu tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015:
– Người để lại di sản đã mất liên lạc và không có di chúc;
– Mặc dù cá nhân có lập di chúc nhưng một khi di chúc nhưng di chúc không hợp pháp toàn bộ hoặc một phần. Trong trường hợp di chúc không hợp pháp một phần thì chỉ chia thừa kế phần di chúc không hợp pháp.
– Cá nhân là người thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm người lập di chúc.
– Người hưởng thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.
Và đặc biệt, việc chia thừa kế theo pháp luật là chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định. Trong đó, các hàng thừa kế gồm 03 hàng thừa kế:
Và việc hưởng thừa kế sẽ thực hiện theo thứ tự: Hàng thừa kế thứ nhất. Khi tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất đều không được hưởng di sản do chết, không có quyền hưởng, bị truất hoặc từ chối nhận di sản thì người ở hàng thừa kế thứ hai mới được hưởng.
Tương tự, hàng thừa kế thứ ba được hưởng khi hàng thừa kế thứ hai không còn người thừa kế nào.
Về việc phân chia phần hưởng của từng người thì khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự nêu rõ: 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, khi chia thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Hàng trước sẽ được ưu tiên hưởng thừa kế. Khi hàng trên không còn ai được hưởng thì người ở hàng sau mới được hưởng.
3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do thừa kế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 quy định hồ sơ chuyển quyền sở hữu do thừa kế gồm:
– Văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán của người nhận thừa kế hoặc đại diện những người nhận thừa kèm theo bản sao giấy tờ thể hiện thông tin nhận diện của bên nhận thừa kế và bản sao hợp lệ Giấy chứng tử của bên để lại tài sản thừa kế.
– Bản sao các tài liệu chứng minh đã nộp thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế (trường hợp bên nhận thừa kế là cá nhân) theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (Tờ khai/Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân có xác nhận của cơ quan thuế và văn bản xác nhận đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước).
– Trường hợp thừa kế theo di chúc:
+ Bản sao hợp lệ Di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật, Văn bản khai nhận hoặc từ chối nhận di sản của những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc;
+ Bản sao hợp lệ văn bản phân chia tài sản thừa kế trong trường hợp di chúc không ghi rõ số lượng chứng khoán.
– Trường hợp thừa kế theo pháp luật:
+ Cần cung cấp được bản tường trình của người nhận thừa kế về các mối quan hệ nhân thân của người để lại thừa kế, trong đó liệt kê đầy đủ thông tin về hàng thừa kế của người để lại thừa kế (vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi…) và có văn bản cam kết về tính chính xác của các thông tin kê khai trong bản tường trình, đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có phát sinh tranh chấp;
+ Bên cạnh đó, bản sao hợp lệ
+ Đối với trường hợp từ chối di sản thừa kế thì chuẩn bị bản sao hợp lệ văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (trường hợp người nằm trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế)/văn bản ủy quyền đứng tên sở hữu quản lý di sản thừa kế (trường hợp những người nằm trong diện thừa kế ủy quyền cho người khác) có xác nhận của cơ quan công chứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán theo Mẫu 21/LK Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán do Tổng Giám đốc VSD ban hành (03 bản đối với trường hợp khác TVLK, 02 bản đối với trường hợp cùng TVLK) và Văn bản của TVLK nơi bên để lại thừa kế mở tài khoản gửi VSD xác nhận về số dư chứng khoán lưu ký và cam kết phong tỏa trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.