Người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khác nhau như thai sản, tai nạn lao động, ốm đau ... Quá trình tham gia bảo hiểm xã hội thì mỗi người sẽ được nhận sổ bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp. Vậy có được nhờ người khác lấy sổ bảo hiểm xã hội hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được nhờ người khác lấy sổ bảo hiểm xã hội không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 96 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về sổ bảo hiểm xã hội. Theo đó:
– Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho người lao động, sổ bảo hiểm xã hội được sử dụng để theo dõi quá trình đóng bảo hiểm và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, đây là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
– Đến năm 2020 thì sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội;
– Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về quy trình, trình tự và thủ tục tham gia, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội thông qua phương thức giao dịch điện tử.
Như vậy, sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ được sử dụng để ghi chép lại toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội cũng được xem là căn cứ quan trọng để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết các chế độ liên quan và quyền lợi hợp pháp của người tham gia, những thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm thời gian làm việc, quá trình đóng bảo hiểm xã hội, quá trình hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về trách nhiệm của người lao động. Theo đó:
– Phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thực hiện quy định về việc lập thành phần hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội;
– Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, theo quy định của pháp luật hiện nay thì người lao động cần phải có trách nhiệm giữ sổ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của
– Trong khoảng thời gian 14 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày chấm dứt
+ Người sử dụng lao động được xác định không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động trên thực tế;
+ Người sử dụng lao động thực hiện thủ tục thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
+ Thực hiện thủ tục chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản của công ty/hợp tác xã;
+ Do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc các dịch bệnh nguy hiểm khác.
– Tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm y tế, tiền bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động sẽ được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp hoặc hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc giải thể;
Người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm như sau: Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả lại các loại giấy tờ khác trong trường hợp người sử dụng lao động giữ của người lao động, cung cấp bản sao các loại giấy tờ tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động trong trường hợp người lao động có yêu cầu. Chi phí sao/gửi tài liệu sẽ do người sử dụng lao động chi trả.
Như vậy, pháp luật hiện nay không quy định việc người lao động có thể nhờ người khác đến lấy hộ bảo hiểm xã hội tại công ty. Vì vậy, trong trường hợp muốn nhờ người khác đến lấy sổ bảo hiểm xã hội, có thể liên hệ trực tiếp với công ty để biết công ty quy định cụ thể như thế nào về vấn đề này, và công ty đồng ý cho phép người khác đến lấy hộ sổ bảo hiểm xã hội.
2. Người sử dụng lao động có phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Theo đó:
– Thành phần hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội;
– Đóng bảo hiểm xã hội căn cứ theo quy định tại Điều 86 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
– Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng căn cứ theo quy định tại Điều 45, Điều 55 Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động phải xác nhận thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động phải chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật;
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các loại thông tin, giấy tờ tài liệu liên quan đến quá trình đóng bảo hiểm xã hội, phường bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Định kỳ 06 tháng, cần phải niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại cơ sở, cung cấp thông tin về quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi được người lao động yêu cầu hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
– Hằng năm, cần phải niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
Vì vậy, người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
3. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội. Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội có các quyền như sau:
– Tổ chức hoạt động quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý tài sản theo quy định của pháp luật;
– Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình các loại giấy tờ liên quan, sổ sách quản lý lao động, bảng lương, thông tin, các loại giấy tờ tài liệu có liên quan đến quá trình đóng bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế;
– Được cơ quan đăng ký kinh doanh gửi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động, quyết định thành lập để thực hiện thủ tục đăng ký lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp/và các tổ chức thành lập mới;
– Định kỳ 06 tháng một lần, được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động ở địa phương cung cấp thông tin về quá trình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn;
– Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động, hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương sử dụng để tính thuế cho người sử dụng lao động;
– Kiểm tra quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế;
– Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xây dựng, sửa đổi bổ sung chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm y tế;
– Xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: