Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu chỉ rõ tên nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa vào được không?
Trong hồ sơ mời thầu gồm các tài liệu, báo cáo giúp cho nhà đầu tư chuẩn bị được hồ sơ dự thầu phù hợp hay bên mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu phù hợp. Vậy trong hồ sơ mời thầu có cần đưa những đặc điểm riêng biệt của hàng hóa như nhãn hiệu hay xuất xứ hàng hóa vào hay không? Có vi phạm
Mục lục bài viết
1. Các văn bản quy định về nhãn hiệu hàng hóa trong đấu thầu
– Nghị định 63/2014/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
– Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh.
2. Quy định về hồ sơ mời thầu
Theo quy định tại khoản 29 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 thì hồ sơ mời thầu là:
“29. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.”
Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 7 Luật đấu thầu 2013 :
– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;
–
– Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;
– Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
– Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.
Đối với hồ sơ mời thầu của dự án phải đáp ứng được các điều kiện:
– Dự án đấu thầu thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trung ương và cấp tỉnh được công bố.
– Hồ sơ phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà thầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Có thông báo mời thầu hoặc có các danh sách ngắn được đăng tải theo quy định pháp luật.
Luật thương mại 2005 cũng quy định về hồ sơ mời thầu tại Điều 218 như sau:
“1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Thông báo mời thầu;
b) Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
c) Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
d) Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.”
Luật sư tư vấn đưa nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa vào trong hồ sơ mời thầu:1900.6568
Như vậy, khi lập hồ sơ mời thầu phải tìm hiểu các quy định của pháp luật về đấu thầu, các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, lệ phí liên quan, tìm hiểu rõ về nội dung ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu cũng như các quy định khác liên quan đến hoạt động đấu thầu nói chung và hồ sơ mời thầu nói riêng.
3. Có được đưa nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa vào trong hồ sơ mời thầu?
Trước hết là đấu thầu theo hình thức gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thì pháp luật qui định như sau:
Căn cứ điểm i, khoản 6 Điều 89 Luật đấu thầu 2013 có quy định về hành vi bị cấm trong đấu thầu như sau:
“Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế”.
Nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu thì pháp luật quy định những hành vi bị cấm. Một trong những hành vi đó là nêu những yêu cầu cụ thể về xuất xứ hàng hóa, về nhãn hiệu hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với các gói thầu xây lắp, hỗn hợp, mua sắm hàng hóa khi áp dụng các hình thức đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế theo quy định nêu trên.
Bên cạnh đó khoản 7 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về lập hồ sơ mời thầu có quy định:
“Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa. Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép hoặc
Theo đó trường hợp không mô tả chi tiết được theo những đặc tính mang tính kỹ thuật, công nghệ thì được nêu nhãn hiệu của một sản phẩm tương đương để tham khảo nhằm tạo thuận lợi cho nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Tiếp theo là đối với hình thức chỉ định thầu, Khoản 1 Điều 4 – Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh có quy định:
“Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu.”
Như vậy gói thầu mà áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh thì trong hồ sơ mời thầu không được nêu những đặc tính, tiêu chuẩn cá biệt của hàng hóa nhằm tránh gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng trong quá trình đấu thầu.
Có được đưa nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa vào trong hồ sơ mời thầu hay không sẽ phụ thuộc vào hình thức đấu thầu cụ thể, nếu đó hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế (gói thầu xây lắp, hỗn hợp, mua sắm hàng hóa) thì không được đưa vào hồ sơ mời thầu vì đó là một hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật; nếu đó là hình thức chỉ định thầu thì có thể đưa nhãn hiệu và xuất xứ hàng hóa vào trong hồ sơ mời thầu.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
1/ Hồ sơ mời thầu có được chỉ rõ tên hàng hóa, xuất xứ, hãng sản xuất không?
2/ Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định có được không?
Luật sư tư vấn:
1. Hồ sơ mời thầu có được chỉ rõ tên hàng hóa, xuất xứ, hãng sản xuất không?
Thứ nhất là đấu thầu theo hình thức gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thì pháp luật qui định như sau:
Căn cứ điểm i, khoản 6 Điều 89 Luật đấu thầu 2013 có quy định về hành vi bị cấm trong đấu thầu như sau:
“Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế”
Bên cạnh đó khoản 7 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về lập hồ sơ mời thầu có quy định
Như vậy, quy định chung đều cấm việc nêu yêu cầu về xuất xứ nhãn hàng hóa, tuy nhiên chỉ đưa ra nội dung cấm đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
Thứ hai là đối với hình thức chỉ định thầu, Khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT có quy định:
“Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu.”
Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự canh tranh không bình đẳng.
Như vậy, nếu hồ sơ mời thầu của bạn theo hình thức chỉ định thầu thì bạn có thể chỉ rõ xuất xứ của hàng hóa trong hồ sơ mời thầu của mình.
2. Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định có được không?
Theo qui định tại điểm c khoản 1 Điều 74 Luật đấu thầu 2013 có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư như sau:
“1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;
b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;
c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.”
Như vậy chủ đầu tư có thể lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị (hồ sơ yêu cầu) báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét việc một nhà thầu có thể đáp ứng được các điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt công việc đối với những phát sinh trong quá trình thực hiện gói thầu hay không, nên việc lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định là có thể thực hiện được.