Hiện nay, chế độ thai sản cho người lao động luôn nhận được nhiều sự quan tâm, cá nhân nếu đủ điều kiện đều được hưởng chế độ này, kể cả đối với lao động nam có vợ nghỉ thai sản. Theo quy định hiện hành thì người lao động có được đóng bù BHXH để hưởng chế độ thai sản?
Mục lục bài viết
1. Có được đóng bù BHXH để hưởng chế độ thai sản?
Chế độ thai sản là một chính sách quan trọng được quy định với mục đích là bảo đảm quyền cho người lao động nữ khi sinh con, tạo điều kiện cho những cá nhân này có thêm thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc con và ổn định sức khỏe để sớm quay lại làm việc. Để được hưởng chế độ thai sản thì cá nhân là người lao động phải đảm bảo điều kiện cơ bản đã được quy định tại Khoản 2 Điều 31
– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cá nhân là lao động nữ phải đang mang thai;
+ Trường hợp lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Nếu người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cũng nằm trong trường hợp được hưởng chế độ thai sản;
+ Ngoài ra, lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Hoặc trường hợp lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Liên quan đến thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản:
+ Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 32 phải tuân thủ thời gian tham gia bảo hiểm là từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
+ Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nếu cá nhân này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
+ Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này;
+ Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 21; Khoản 1, 3 Điều 85, Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH năm 2014; Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì hàng tháng người sử dụng lao động đóng BHXH và trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH;
Nên xét đến trường hợp mà người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương, nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng BHXH tháng đó. Chính vì vậy, vì bất kỳ lý do gì mà cá nhân nghỉ làm, không làm việc, không hưởng tiền lương thì không có căn cứ để trích nộp BHXH (không được đóng bù), thời gian này không được tính để hưởng BHXH
Có thể thấy, pháp luật về BHXH hiện hành không có bất kỳ chế định nào đề cập đến việc người lao động được tự đóng BHXH bắt buộc để bì vào khoảng thời gian không tham gia bảo hiểm. Nên cũng không có căn cứ để người lao động đóng bù thời gian gián đoạn. Trong trường hợp này thì thời gian đã đóng BHXH trước đó được bảo lưu để cộng nối với thời gian đóng BHXH sau này (bao gồm BHXH tự nguyện) để cá nhân được hưởng các chế độ BHXH theo đúng quy định.
2. Pháp luật có cho phép được đóng bù BHXH để hưởng lương hưu?
Trên thực tế, tồn tại nhiều trường hợp cá nhân đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian tham gia bảo hiểm để hưởng lương hưu không đủ gây nhiều bất lợi cho người lao động nên pháp luật tạo điều kiện để người lao động được đóng bảo hiểm tự nguyên khắc phục thời gian còn đóng thiếu này. Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9
– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Có thể đóng bảo hiểm tự nguyện bằng cách đóng hằng tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu;
Với quy định trên thì người lao động tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng bù một lần những năm còn thiếu khi đáp ứng các điều kiện:
+ Cá nhân đã đảm bảo về độ tuổi để hưởng hưởng lương hưu;
+ Và xét trên thời gian thực tế đóng bảo hiểm thì chưa đủ số năm đóng BHXH tự nguyện, và không quá 10 năm (120 tháng)
– Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì thời điểm để cá nhân đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bổ sung chế độ hưu trí là phải tuân thủ thời gian đã được quy định khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP còn trong trường hợp quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng;
Pháp luật không cấm cản việc người lao động khi tạm dừng đóng BHXH tự nguyện có nguyện vọng tiếp tục tham gia. Khi tham gia trở lại thì người lao động được phép đóng bù vào thời gian tạm dừng trước đó;
Với nội dung trên thì cá nhân là người lao động có thể được phép đóng bù BHXH tự nguyện trong hai trường hợp:
+ Có thể tiến hành đóng bù cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu;
+ Đóng bù vào thời gian tạm dừng tham gia BHXH tự nguyện trước đó.
3. Để đóng bù BHXH tự nguyện thì mức đóng được quy định thế nào?
Như đã biết, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP người lao động sẽ đóng bù để hưởng lương hưu thì mức đóng bù sẽ tương ứng với số năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên, pháp luật cũng giới hạn thời gian đóng bù bảo hiểm tự nguyện là không được quá 10 tháng;
Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 73 cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội;
– Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội.
THAM KHẢO THÊM: