Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Hồ sơ hưởng chế độ thai sản? Không có sổ BHXH làm thủ tục được không?

Tư vấn pháp luật

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản? Không có sổ BHXH làm thủ tục được không?

  • 24/10/202124/10/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    24/10/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Không có sổ bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không? Điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con? Tư vấn về chốt sổ và hưởng chế độ thai sản?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư. Em tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty cũ hơn 2 năm, em nghỉ việc ở công ty cũ cuối tháng 4/2016 nhưng họ chưa trả cho em sổ bảo hiểm xã hội và em đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới từ tháng 8/2016 và dự kiến sinh em vào tháng 2/2017 theo số sổ cũ. Vậy em đóng đủ 6 tháng như vậy em có được hưởng thai sản trong khi không có sổ bảo hiểm xã hội không?

    Luật sư tư vấn:

    Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

    “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    Xem thêm: Chế độ thai sản là gì? Quy định mới nhất về chế độ thai sản cho lao động nữ?

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

    Theo quy định trên, điều kiện hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con là tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.

    Theo như bạn trình bày, bạn tham bảo hiểm xã hội ở  công ty cũ hơn 2 năm, nghỉ việc từ cuối tháng 4/2016 tuy nhiên công ty cũ chưa trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Bạn đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới từ tháng 8/2016. Bạn dự kiến sinh con vào tháng 2/2017 như vậy bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

    khong-co-so-bao-hiem-xa-hoi-co-duoc-huong-che-do-thai-san-khong-

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

    Xem thêm: Hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng) mới nhất

    Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định về việc hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:

    – Người lao động: cung cấp bản sao có chứng thực giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh gửi cho người sử dụng lao động.

    – Người sử dụng lao động: lập danh sách đề nghị hưởng chế độ theo mẫu C70a-HD.

    Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn muốn hưởng chế độ thai sản, nếu không có sổ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn giải quyết chế độ thai sản cho bạn.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Luật sư tư vấn về chốt sổ và hưởng chế độ thai sản
    • 2 2. Chế độ thai sản đối với trường hợp xin nghỉ việc
    • 3 3. Tính hưởng chế độ thai sản khi có nhiều mức đóng khác nhau
    • 4 4. Hồ sơ, thủ tục và điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ
    • 5 5. Điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con
    • 6 6. Hỏi về hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

    1. Luật sư tư vấn về chốt sổ và hưởng chế độ thai sản

    Tóm tắt câu hỏi:

    Em đang đóng bảo hiểm ở quận Từ Liêm, đến tháng 09/2014 này em sinh em bé và muốn chốt bảo hiểm vào tháng 08/2014. Vậy thủ tục chốt của em là như chốt bình thường hay phải theo mẫu của người chốt thai sản? và thủ tục như thế nào? Em đang có hộ khẩu ở quận Hà Đông thì thủ tục nhận chế độ thai sản gồm những giấy tờ gì? Em xin cảm ơn!

    Luật sư tư vấn:

    Thứ nhất, theo quy định tại Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mới nhất

    Thứ hai, về thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ thai sản: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 53, Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con của người lao động không còn quan hệ lao động, đã thôi việc trước thời điểm sinh con, gồm có:

    – Sổ bảo hiểm xã hội.

    – Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con.

    – Đơn  xin hưởng chế độ thai sản (theo mẫu);

    – Quyết định cho thôi việc.

    Nộp hồ sơ tại BHXH cấp huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đã đóng BHXH.

    2. Chế độ thai sản đối với trường hợp xin nghỉ việc

    Luật sư tư vấn:

    Khoản 4 điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    Xem thêm: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao lâu để được hưởng chế độ thai sản?

    “Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

    Như vậy, lao động dù đã nghỉ việc nhưng đủ các điều kiện tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Người lao động đã nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối tượng:

    “+ Lao động nữ sinh con;

    + Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    + Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;”

    Điều kiện:

    – Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Xem thêm: Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho nam (chồng) mới nhất

    – Lao động nữ sinh con  đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Thời gian hưởng chế độ thai sản

    Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

     Mức hưởng chế độ thai sản

    Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

    Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

    Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

    + Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

    Xem thêm: Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục chế độ thai sản cho nam

    + Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

    + Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm, trường hợp có ngày thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

    3. Tính hưởng chế độ thai sản khi có nhiều mức đóng khác nhau

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư! cho em hỏi em tham giá bao hiểm từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016 va đóng 100% bao hiểm tháng 2/2016 mức lương cơ bản từ tháng 9 đến tháng 12/2015 là 2.750.000 và tháng 1, 2/2016 la 3.090.000. Vậy cho em hỏi tiền thai sản cua em được tính như thế nào a. em xin cam on?

    Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

    “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    Xem thêm: Lao động nữ sinh con có được hưởng trợ cấp tã lót thai sản không?

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

    Xem thêm: Thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mới nhất

    Theo quy định trên điều kiện hưởng chế độ thai sản khi bạn sinh con là khi bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Vì bạn không cung cấp đầy đủ thông tin bạn dự sinh vào tháng mấy nên không thể biết chính xác bạn có đủ điểu kiện hưởng bảo chế độ thai sản hay không. Theo bạn trình bày, bạn tham gia bảo hiểm từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2016 thì đủ 6 tháng. Tuy nhiên, điều kiện phải tham gia bảo hiểm đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, do vậy, từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016 nếu bạn sinh trước tháng 9/2016 thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

    Căn cứ Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau:

    “Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

    a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

    b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

    c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

    2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

    Xem thêm: Chế độ thai sản khi sinh con non, thai chết lưu, con chết sau sinh

    3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

    Mức hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật của bạn sẽ được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản (bao gồm của từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2016)

    Bên cạnh đó, bạn còn được nhận thêm một khoản trợ cấp khi sinh con theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    “Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

    Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.

    Trong trường hợp của bạn, cách tính hưởng chế độ thai sản như sau:

    – Từ tháng 9 đến tháng 12/2015 mức lương cơ bản: 2.750.000 đồng (4 tháng)

    Xem thêm: Căn cứ tính tiền chế độ thai sản? Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

    – Tháng 1 và tháng 2/2016 mức lương cơ bản: 3.090.000 đồng (2 tháng)

    Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền trước khi nghỉ việc của bạn:

    {(2.750.000 x 4) + (3.090.000 x 2)} : 6 = 2.863.000 đồng/tháng 

    Mức hưởng của 6 tháng = 100% mức bình quân đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng liền trước khi nghỉ việc = 2.863.000 x 6 = 17.178.000 đồng.

    Trợ cấp một lần khi sinh con: 2 x 1.210.000 = 2.420.000 đồng

    Như vậy, bạn sẽ được hưởng: 17.178.000 + 2.420.000 = 19.598.000 đồng. 

    4. Hồ sơ, thủ tục và điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ

    Tóm tắt câu hỏi:

    Kính chào Quý Cơ quan! Tôi vào làm tại Công ty hiện tại đang đóng bảo hiểm từ tháng 10/2015. Sau 3 tháng thử việc, tôi được làm nhân viên chính thức. Tôi bắt đầu được Công ty cho tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 4/2016. Đến tháng 10/2016 này tôi sinh con. Như vậy, tôi có được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định không? Khi làm hồ sơ để giải quyết thì cần những giấy tờ gì? Theo như tôi tìm hiểu thì cần giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con, nhưng Công ty nơi tôi làm việc yêu cầu giữ lại giấy vào – ra viện. Tôi sinh con ở quê, nhà gần trạm xá xã…nếu lúc trở dạ tôi không kịp lên tận bệnh viện mà chỉ kịp ra trạm xá để sinh con thì giấy vào trạm – ra trạm có thể thay thế cho giấy vào – ra viện như yêu cầu kia để tôi được giải quyết chế độ thai sản sau khi sinh con không? Rất mong được Quý Cơ quan giải đáp những thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn?

    Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản

    Luật sư tư vấn:

    – Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

    “Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    Xem thêm: Tham gia bảo hiểm tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

    Như vậy, điều kiện để hưởng chế độ thai sản đó là trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên. Do đó, căn cứ vào thời gian dự sinh của mình, bạn đóng đủ 06 tháng trở lên để đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Như thông tin bạn cung cấp, bạn đóng bảo hiểm từ tháng 04/2016 và dự kiến tháng 10/2016 sinh thì bạn phải đóng đủ và liên tục từ tháng 04 đến hết tháng 10 thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

    – Căn cứ Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau: 

    “Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

    Xem thêm: Không đăng ký kết hôn, mẹ đơn thân có được hưởng chế độ thai sản?

    1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

    a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

    b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

    c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

    d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

    đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

    2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

    3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

    Xem thêm: Chế độ thai sản – Điều kiện, mức hưởng và các điều cần chú ý

    4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

    5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.”

    Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ thai sản bạn cần chuẩn bị là bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; ngoại trừ các trường hợp đặc biệt thì cần có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản nêu trên.

    5. Điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con

    Tóm tắt câu hỏi:

    Vợ tôi đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến tháng 11/2016. Ngày 20/11/2016 dự định nghỉ thai sản. Trường hợp của vợ tôi có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Nếu có thì tính như thế nào? Mong hồi âm sớm. Xin cảm ơn rất nhiều!

    Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

    “Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    Xem thêm: Sảy thai, phá thai bệnh lý có được hưởng chế độ thai sản không?

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Xem thêm: Chế độ thai sản khi công ty bị giải thể, phá sản, nợ tiền BHXH

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

    Theo như bạn trình bày, vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến tháng 11/2016. Ngày 20/11/2016 dự định nghỉ thai sản; tính lùi về 01 năm là 20/11/2015, từ 20/11/2015 đến 20/11/2016 vợ bạn có đủ 06 tháng tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì vợ bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

    Mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    “Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

    a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

    … “.

    Xem thêm: Nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định có được hưởng chế độ thai sản không?

    6. Hỏi về hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Công ty mình có làm hồ sơ cho một chị để hưởng chế độ thai sản. Vì chị ấy không đưa cho mình bản sao Giấy chứng sinh mà đưa cho mình bản gốc. Mình sợ bản gốc còn phải giữ lại để chị đấy làm Giấy khai sinh cho bé, nếu nộp bản gốc Giấy chứng sinh lên cơ quan BHXH thì cơ quan BHXH sẽ thu luôn. Vì vậy mình muốn hỏi là mình scan Giấy chứng sinh, in ra và nộp bản scan Giấy chứng sinh đấy cho cơ quan BHXH thay vì nộp bản gốc (hoặc thay vì nộp bản sao) có được không? Xin trân trọng cảm ơn!

    Luật sư tư vấn:

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

    “Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

    1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

    a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

    b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

    Xem thêm: Đóng bảo hiểm ngắt quãng có được hưởng chế độ thai sản không?

    c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

    d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

    đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

    …”

    Như vậy, đối với trường hợp lao động nữ của công ty sinh con thì phải nộp bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con. 

    hoi-ve-ho-so-huong-che-do-thai-san

    Luật sư tư vấn hồ sơ hưởng chế độ thai sản:1900.6568

    Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau: 

    + Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    + Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Như vậy, có nhiều bản sao có thể hình thành từ một bản chính (bản chụp, phô tô, scan,..) nhưng chỉ những bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính là có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính.

    Đồng thời, theo quy định tại Điều 16 Luật hộ tịch 2014 về thủ tục đăng ký khai sinh thì người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Như vậy, trường hợp lao động nữ sinh con ở bệnh viện phải có giấy chứng sinh và phải nộp bản chính giấy chứng sinh cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 

    Do đó, bạn có thể hướng dẫn người lao động đi chứng thực bản sao giấy chứng sinh từ bản chính để hoàn tất hồ sơ gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ thai sản.

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.720 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 2 bình chọn )

    Tags:

    Chế độ thai sản


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Tổng số ngày nghỉ thai sản? Cách tính 180 ngày nghỉ thai sản?

    Tổng số ngày nghỉ thai sản? Cách tính 180 ngày nghỉ thai sản? Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2022.

    Mang thai có phải báo với công ty? Bầu khi đang thử việc có bị đuổi việc?

    Mang thai có phải báo với công ty? Bầu khi đang thử việc có bị đuổi việc? Bị đuổi việc trong thời gian thử việc vì lý do mang thai đúng hay sai?

    Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?

    Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không? Nghỉ việc trước khi sinh thì có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản nữa không?

    Tham gia bảo hiểm tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

    Tham gia bảo hiểm tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không? Mức hưởng bảo hiểm y tế.

    Lao động bị xử lý kỷ luật có được hưởng chế độ thai sản không?

    Bị xử lý kỷ luật có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không? Bị xử lý kỷ luật lao động có được hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm không

    Thời gian giải quyết chế độ thai sản? Ai làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

    Thời gian giải quyết chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con. Sự khác nhau trong quy định của "Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021" và 2014.

    Đóng bảo hiểm ngắt quãng có được hưởng chế độ thai sản không?

    Đóng bảo hiểm ngắt quãng có được hưởng chế độ thai sản không? Điều kiện hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sinh con.

    Căn cứ tính tiền chế độ thai sản? Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

    Tiền lương làm căn cứ hưởng thai sản? Căn cứ tính tiền chế độ thai sản? Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản? Nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản ở đâu?

    Chế độ thai sản khi công ty bị giải thể, phá sản, nợ tiền BHXH

    Chế độ thai sản khi công ty sắp giải thể. Điều kiện hưởng chế độ thai sản? Chế độ thai sản khi công ty bị giải thể, phá sản, nợ tiền bảo hiểm xã hội?

    Điều kiện được hưởng, thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản

    Luật sư tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản.

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc? Người lao động có phải bồi thường không?

    Xử lý khi người lao động tự ý nghỉ việc? Người lao động có phải bồi thường không? Trường hợp người lao động không viết đơn xin nghỉ, không bàn giao công việc mà tự ý nghỉ thì phải làm thế nào?

    Sa thải là gì? Phân biệt sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng?

    Sa thải là gì? Phân biệt sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng? Sự khác biệt giữa kỷ luật sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng?

    Hậu quả pháp lý của việc sa thải và sa thải trái pháp luật là gì?

    Hậu quả pháp lý của việc sa thải? Sa thải trái pháp luật hậu quả thế nào? Người sử dụng lao động sa thải người lao động trái pháp luật phải bồi thường như thế nào?

    Trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải lao động

    Các hình thức kỷ luật lao động? Trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải lao động? Trường hợp nào được phép kỷ luật sa thải nhân viên?

    Phải làm gì khi lao động nữ đang mang thai bị đuổi việc, sa thải?

    Phải làm gì khi lao động nữ đang mang thai bị đuổi việc, sa thải? Có được phép đuổi việc lao động nữ mang thai do không hoàn thành nhiệm vụ?

    Sa thải nhưng bị ép viết đơn xin nghỉ việc thì phải làm thế nào?

    Làm gì khi người lao động bị ép phải viết đơn xin nghỉ việc? Công ty yêu cầu phải viết đơn xin nghỉ việc có đúng không? Sa thải nhưng yêu cầu nhân viên tự nguyện viết đơn xin nghỉ việc có trái pháp luật không?

    Giám định bảo hiểm y tế là gì? Quy trình giám định bảo hiểm y tế mới nhất?

    Khái niệm giám định bảo hiểm y tế là gì? Ý nghĩa của việc giám định bảo hiểm y tế? Quy trình thủ tục thực hiện giám định bảo hiểm y tế?

    Tài liệu tham khảo là gì? Cách trích dẫn danh mục tài liệu tham khảo chuẩn?

    Khái niệm tài liệu tham khảo là gì? Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì? Trích dẫn tài liệu tham khảo có ý nghĩa gì? Cách trích dẫn danh mục tài liệu tham khảo chuẩn? Một số điều cần lưu ý khi trích dẫn tài liệu tham khảo?

    Thường trực Huyện ủy là gì? Thường trực Huyện ủy gồm những ai và có vai trò gì?

    Khái niệm Thường trực Huyện ủy là gì? Thường trực Huyện ủy gồm những ai và có vai trò gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của cấp ủy cấp huyện?

    Sổ địa chính là gì? Nội dung và cách lập sổ địa chính mới nhất?

    Khái niệm sổ địa chính là gì? Nội dung của sổ địa chính gồm những gì? Cách lập sổ địa chính mới nhất? Thủ tục cập nhật, chỉnh lý biến động sổ địa chính?

    Xe máy chuyên dùng là gì? Xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông?

    Khái niệm xe máy chuyên dùng là gì? Xe máy chuyên dùng gồm những loại nào? Xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông không? Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lần đầu?

    Chỉ số NPV là gì? Quy định về giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV)

    Khái niệm chỉ số NPV là gì? Công thức tính chỉ số NPV? Ý nghĩa của giá trị NPV? Ưu điểm của chỉ số NPV? Hạn chế của chỉ số NPV?

    Bệnh binh là gì? Bệnh binh và thương binh khác nhau như thế nào?

    Khái niệm bệnh binh là gì? Bệnh binh và thương binh khác nhau như thế nào?

    Địa chỉ liên lạc là gì? Khác với địa chỉ thường trú ở điểm nào?

    Địa chỉ liên lạc là gi? Địa chi thường trú là gì? Các phương thức liên lạc mới hiện nay? Cách xác định địa chỉ thường trú? Các bước đăng ký thường trú? Tầm quan trọng của địa chỉ liên lạc?

    Chế độ tổng thống là gì? Các thông tin hữu ích cần biết về chế độ tổng thống?

    Chế độ tổng thống là gì? Các thông tin hữu ích cần biết về chế độ tổng thống?

    Chế độ sở hữu toàn dân là gì? Phân tích chế độ sở hữu toàn dân về đất đai?

    Chế độ sở hữu toàn dân là gì? Phân tích chế độ sở hữu toàn dân về đất đai?

    Bốc bát họ là gì? Luật chơi bốc bát họ và những điều người chơi nên tránh?

    Khái niệm bốc bát họ là gì? Bốc họ cần những điều kiện gì? Những điều người chơi nên tránh khi chơi bốc họ? Bốc họ có vi phạm pháp luật không?

    Cổ tức (Dividend) là gì? Việc chi trả cổ tức trong công ty cổ phần?

    Khái niệm cổ tức là gì? Điều kiện phân chia cổ tức? Quy định về việc chi trả cổ tức trong công ty cổ phần mới nhất? Ưu điểm và nhược điểm của các hình thức chi trả cổ tức? Vì sao công ty trả cổ tức cho cổ đông? Các lý do công ty không chi trả cổ tức?

    Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Quy định về hợp đồng mua bán tài sản?

    Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Quy định về hợp đồng mua bán tài sản?

    Công tố viên là gì? Địa vị pháp lý đặc biệt của Công tố viên trên thế giới?

    Công tố viên là gì? Vị thế và những điều kiện phục vụ của Công tố viên? Vai trò của Công tố viên trong tố tụng hình sự? Tìm hiểu một chút về vai trò của Công tố viên theo Pháp luật Hàn Quốc?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá