Trên thực tế có nhiều trường hợp cá nhân được hưởng thừa kế muốn từ chối nhận di sản thừa kế để lại. Vậy theo quy định hiện nay có chuyển quyền thừa kế cho người khác được không?
Mục lục bài viết
1. Có chuyển quyền thừa kế cho người khác được không?
Câu hỏi: Chào Luật sư! Ông nội tôi trước khi mất đã để lại tài sản của mình cho các con, ngoài ra vì tôi là cháu cưng của ông nên ông nội cũng tặng tôi một phần bằng mọi người. Tuy niên, vì tôi cảm thấy gia đình chú ba còn khá khó khăn nên sau khi trao đổi bàn bạc với bố mẹ thì tôi quyết định chuyển quyền thừa kế của mình cho chú ba. Vậy tôi có được được chuyển quyền thừa kế của mình cho chú ba được không? Rất mong có được câu trả lời từ Luật Dương Gia.
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định chi tiết tại Điều 609 của Bộ luật dân sự 2015, quy định về quyền thừa kế như sau:
– Cá nhân có quyền thực hiện việc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình và để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật hoặc hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Đối với người thừa kế không là cá nhân thì có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Theo như quy định trên có thể hiểu, quyền thừa kế sẽ bao gồm các quyền như sau: quyền thực hiện lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi đã mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo quy định pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật đối với người được hưởng di sản. Hiện nay, pháp luật quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, việc thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế có thể hiểu là việc thực hiện chuyển quyền thừa kế di sản của cá nhân, tổ chức từ việc sẽ được sở hữu tài sản thông qua việc thừa kế di chúc hoặc thừa kế qua pháp luật sẽ được chuyển sang cho một tổ chức, cá nhân khác được sở hữu tài sản đó của mình bằng ý chí tự nguyện.
Căn cứ theo Điều 238 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trường hợp khi cá nhân, tổ chức đã thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, cho vay, trao đổi, tặng cho hay hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó sẽ chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.
2. Thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:
Đối với trường hợp di sản thừa kế là bất động sản chẳng hạn như quyền sử dụng đất. Để thực hiện chuyển quyền sử dụng thì chủ thể được hưởng thừa kế phải thực hiện:
– Thực hiện thủ tục kê khai di sản thừa kế tại văn phòng công chứng.
Bước 1: Những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc có thể đến bất kỳ tổ chức hay văn phòng công chứng nào trên địa bàn thành phố, tỉnh nơi có bất động sản. Người thừa kế cần chuẩn bị hồ sơ để thực hiện kê khai di sản thừa kế gồm:
– Bản sao CMTND/CCCD, hộ chiếu của những người thừa kế.
– Đối với trường hợp giao dịch được thông qua người đại diện thì cần có
– Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc những giấy tờ liên quan để chứng minh mối quan hệ của người thừa kế và người chết.
– Giấy chứng tử của người mất (Bản sao)
– Đối với trường hợp người để lại di sản có lập di chúc thì cần cung cấp bản sao di chúc
– Giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế chảng hạn như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Bước 2: Văn phòng công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú trước đây của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi thường trú trước đây của người để lại di sản thì tiến hành niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó sau khi đã kiểm tra hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định pháp luật. Nếu trường hợp không xác định được nơi thường trú hay tạm trú cuối cùng này, thì thực hiện niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản cả người để lại di sản đó.
Thời hạn thực hiện niêm yết công khai là 15 ngày, nếu trường hợp hết thời hạn mà không nhận được khiếu nại tố cáo liên quan đến việc văn bản khai nhận di sản thừa kế thì cơ quan công chứng sẽ thụ lý để giải quyết hồ sơ theo quy định pháp luật.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, thì người sử dụng đất sẽ phải tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có bất động sản.
– Thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đối với người thừa kế.
Sau khi được có quan có thẩm quyền công chứng, thì người được chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất sẽ phải tiến hành làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức khác. Mục đích của việc sang tên là để chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và được thực hiện tại phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
3. Khi thực hiện chuyển nhượng quyền thừa kế thì cần điều kiện gì ?
Câu hỏi: Chào Luật sư! Cụ nội tôi trước khi mất đã để lại tài sản của mình cho các con, ngoài ra vì tôi là đích tôi của gia đình nên cụ nội cũng tặng tôi một phần bằng mọi người. Tuy nhiên, vì tôi cảm thấy gia đình cô ruột tôi còn khá khó khăn nên sau khi trao đổi bàn bạc với bố mẹ thì tôi quyết định chuyển quyền thừa kế của mình cho cô. Vậy Khi thực hiện chuyển nhượng quyền thừa kế thì tôi cần điều kiện gì? Rất mong có được câu trả lời từ Luật Dương Gia
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 188
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
– Quyền sử dụng đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Còn trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài những điều kiện quy định trên, thì người có quyền sử dụng đất hợp pháp khi chuyển thừa kế đất đai thì phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của
Việc thực hiện chuyển quyền thừa kế quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Để được thực hiện chuyển quyền thừa kế đất đai, thì chủ sở hữu hợp pháp đất phải thực hiện hai thủ tục đó là:
– Thực hiện thủ tục kê khai di sản thừa kế tại phòng công chứng.
Ngoài ra thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đối với người thừa kế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Đất đai 2013;