Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện?
Chính quyền địa phương ở nước ta là bộ máy thực thi quyền lực Nhà nước ở các cấp từ cấp tỉnh xuống đến cấp xã. Các cấp chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được thành lập theo nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn về Ủy ban nhân dân huyện.
Luật sư
1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện
Vị trí pháp lý và vai trò của Ủy ban nhân dân được quy định rõ tại
Tại Khoản 1 Điều 27 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định thì Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ thuộc vào việc phân loại Ủy ban nhân dân huyện. Đối với Ủy ban nhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; còn Ủy ban nhân dân huyện loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Đây cũng là điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019, nếu như trước đây theo quy định của luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, không phải người đứng đầu của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân nào cũng là ủy viên của Ủy ban nhân dân thì đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã mở rộng tổ chức Ủy ban nhân dân theo đó tất cả người đứng đầu của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân đều là ủy viên của Ủy ban nhân dân
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng. (Khoản 3 Điều 27). Các cơ quan chuyên môn chính là các cơ quan giúp việc cho Ủy ban nhân dân trong việc quản lý xã hội. Có thể kể tên các cơ quan chuyên môn như Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra huyện; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng; Phòng Dân tộc, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. (Nghị định số 108/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện được quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019. Theo quy định này thì Ủy ban nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Thứ nhất, tại Khoản 1 quy định Ủy ban nhân dân huyện “Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.”
Đối chiếu quy định tại Điều 26 thì Ủy ban nhân dân huyện sẽ xây dựng những văn bản để Hội đồng nhân dân quyết định, các vấn đề quan trọng về an ninh, quốc phòng, đấu tranh phòng chống tội phạm,…; các văn bản về vấn đề phân cấp cho chính quyền địa phương, hay bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; các văn bản trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường, giáo dục, văn hóa, xã hội,….
Là cơ quan hành chính, trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý xã hội tại địa bàn huyện, nắm rõ tình hình thực tế của huyện, nên căn cứ vào các tình hình đó mà Ủy ban nhân dân huyện có cơ sở để thực hiện việc xây dựng văn bản làm cơ sở để Hội đồng nhân dân căn cứ quyết định thông qua các văn bản. Và sau khi nghị quyết được Hội đồng nhân dân huyện thông qua thì Ủy ban nhân dân huyện cũng chính là cơ quan trực tiếp tiến hành thực hiện các nghị quyết đó.
Thứ hai, quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. (Khoản 2) Ủy ban nhân dân huyện hiện có hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân huyện để quản lý các lĩnh vực của đời sống và thuộc sự quản lý của Ủy ban. Là cơ quan quản lý các Ủy ban thì đương nhiên Ủy ban nhân dân huyện chính là cơ quan có thẩm quyền xây dựng cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn đó và quy định những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với từng Ủy ban. Căn cứ để tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức cũng như quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy ban đó chính là dự trên các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên, chủ trương của Hội đồng nhân dân huyện cùng cấp và tình hình thực tế của huyện.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện ngân sách huyện. Là cơ quan thiến hành xây dựng các dự toán ngân sách như dự toán chi, dự toán thu ngân sách huyện, và khi dự toán được Hội đồng nhân dân thông qua thì Ủy ban nhân dân sẽ căn cứ và dự toán được thông qua đó để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của huyện.
Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. (Khoản 3 Điều 28).
Như quy định trên thì có thể thấy Ủy ban nhân dân huyện quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Là cơ quan hành chính nhà nước ra đời do Hội đồng nhân dân thiết lập, tức Ủy ban nhân dân ra đời dưới sự thiết lập “gián tiếp” của người dân, Ủy ban nhân dân nói chung và Ủy ban nhân dân huyện nói chung phải thực hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như phát triển kinh tế- xã hội để đảm bảo và phát triển của người dân, khi đó mới đảm bảo được mục tiêu “vì dân” của chính quyền địa phương. Khi thực hiện các nhiệm vụ này, Ủy ban nhân dân sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân huyện và nhân dân.
Thứ tư, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. (Khoản 4 Điều 28)
Mỗi cá nhân người dân, tổ chức, cơ quan nhà nước đều có nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật. Và Ủy ban nhân dân chính là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ này. Ủy ban nhân dân sẽ căn cứ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật để tiến hành các hoạt động, tổ chức cho người dân biết được các quy định đó, từ đó chấp hành tốt pháp luật. Bên cạnh đó, mỗi huyện phân định với nhau bằng địa giới hành chính, và Ủy ban nhân dân có trách nhiệm áp dụng trong việc xây dựng địa giới hành chính đó. Việc tổ chức và thực thi pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện bao phủ trong mọi mặt của đời sống xã hội, bởi lẽ, nếu không bao phủ mọi mặt như thế thì không đảm bảo được tính đồng nhất và ổn định và tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực đó, vì các lĩnh vực không thể riêng rẽ hoàn toàn mà có sự liên kết nhất định, khi một lĩnh vực không ổn định sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực còn lại.
Thứ năm, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam nói chung thực hiện theo sự phân cấp, cấp dưới tuân theo mệnh lệnh của cấp trên. Do đó, mà Ủy ban nhân dân huyện cũng vậy, phải tuân theo mệnh lệnh của cơ quan nhà nước cấp trên như Ủy ban nhân dân tỉnh, Chính phủ đồng thời cũng phải tuân theo sự ủy quyền của các cơ quan cấp trên này.
Thứ sáu, Ủy ban nhân dân huyện có quyền phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện. Quyền hạn này cũng xuất phát từ nguyên tắc “tuân theo mệnh lệnh cấp trên” được đề cập ở phần trên. Khi Ủy ban nhân dân huyện nhận thấy các công việc mà Ủy ban nhân xã có thể thực hiện được nên Ủy ban nhân dân huyện có quyền phân cấp, ủy quyền để Ủy ban nhân dân xã thực hiện các nhiệm vụ đó thay mình.