Chuyển từ CMND sang CCCD có bắt buộc sửa thông tin sổ đỏ không? Trình tự, thủ tục đính chính thông tin giấy tờ tuỳ thân trên GCNQSD Đất.
Mục lục bài viết
- 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
- 2 Thứ nhất, những thông tin thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- 3 Thứ hai, Các trường hợp phải đính chính, cập nhật thông tin người sử dụng đất khi thay đổi
- 4 Thứ ba, Về hồ sơ đăng ký biến động đất đai đính chính thôn tin của người sử dụng đất
- 5 Thứ tư, Trình tự đăng ký biến động đất đai khi thay đổi thông tin của người sử dụng đất
Cơ sở pháp lý
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện các thông tin cơ bản quan trọng để người mua nắm bắt được khái quát nhất thông tin của phần đất mình mua Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đất, có nhiều thông tin trên sổ bị thay đổi nên việc xác định các thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy những trường hợp nào khi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ phải đính chính thông tin.
Giải thích từ ngữ
Chứng minh thư nhân dân: là tên một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp gần nhất.
Căn cước công dân: Căn cước công dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016. Theo quy định , người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân
Thông tin trên sổ đỏ: Thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là toàn bộ các thông tin thể hiện chi tiết về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, và hiện trạng thửa đất bao gồm: số tờ, số thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất, bản vẽ kỹ thuật vv..vv
Thứ nhất, những thông tin thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ khoản 1 Điều 5
Thông tin cơ bản của cá nhân người sử dụng đất (họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú);
Trường hợp là hộ gia đình sử dụng đất thì ghi các thông tin của chủ hộ (họ tên, năm sinh, CMND, địa chỉ thường trú của hộ gia đình);
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;
Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân; địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân ;địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tại Việt Nam;
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;
Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
Trang 1 có:
- Quốc hiệu, Quốc huy cùng dòng chữ màu đỏ ghi Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất;
- Mục I gồm: Tên người sử dụng và sở hữu đất, số phát hành giấy chứng nhận (có 6 chữ số cùng 2 chữ cái tiếng Việt);
- Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trang 2 có:
- Mục II về Nhà ở, thửa đất, tài sản đi liền cùng đất, gồm: Chi tiết thửa đất, nhà ở, rừng sản xuất, công trình xây dựng;
- Thời gian (ngày/tháng/năm) ký kết sổ đỏ, được cơ quan nhà nước phê duyệt;
- Số vào sổ cấp.
Trang 3 có:
- Mục III về Sơ đồ chi tiết về thửa đất, tài sản gắn liền với đất;
- Mục IV về Những thay đổi sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trang 4 có:
- Thông tin tiếp theo của mục IV nói trên;
- Những lưu ý cần nhớ cho những đối tượng được cấp sổ đỏ, mã vạch.
Trang bổ sung có:
- Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;
- Ghi rõ số hiệu thửa đất;
- Số phát hành sổ đỏ;
- Số vào sổ cấp sổ đỏ
- Mục IV về Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận giống như trang 4.
Thứ hai, Các trường hợp phải đính chính, cập nhật thông tin người sử dụng đất khi thay đổi
Đính chính sổ đỏ là việc sửa lại thông tin bị sai sót trên sổ, việc sai sót này có thể là về các thông tin của chủ sở hữu hoặc là các thông tin đối với thửa đất. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận”
Như vậy theo quy định của pháp luật người sử dụng đất tiến hành đính chính buộc phải thực hiện trong các trường hợp:
– Có sai sót trong thông tin của người sử dụng đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận. Những sai sót này có thể là:
+ Thông tin thông tin về tên gọi, giấy tờ của pháp nhân, hoặc tên gọi, giấy tờ nhân thân của người sử dụng đất.
+ Địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (địa chỉ này thường là địa chỉ nơi thường trú ghi trên sổ hộ khẩu).
– Có sai sót về thông tin thửa đất và tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra xác nhận. Ví dụ như là có sự chênh lệch giữa diện tích thực tế sử dụng và diện tích trong sổ được cấp, có sự khác biệt về mốc giới đất, về tài sản gắn liền với đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ theo Điều 85
Thứ ba, Về hồ sơ đăng ký biến động đất đai đính chính thôn tin của người sử dụng đất
Khoản 3 Điều 10
– Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận,
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của chủ sử dụng đất sở hữu nhà ở và công trình khác trên đất;
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho những thay đổi cần phải đính chính như: Thay đổi chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thay đổi địa chỉ hộ khẩu… những sai sót về thông tin cần đính chính.
Thứ tư, Trình tự đăng ký biến động đất đai khi thay đổi thông tin của người sử dụng đất
Để đính chính được sỏ đỏ thì người sử dụng đất thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 86
Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì người sử dụng đất mang hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai để được giải quyết.
Bước 3: Khi nhận được đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Trường hợp đính chính mà người sử dụng đất có yêu cầu cấp đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về hời gian đính chính sổ đỏ:
– Căn cứ khoản 40 Điều 2
– Sau khi có kết quả đính chính trong thời hạn 03 ngày làm việc phải trả lại sổ đỏ cho công dân.
Lưu ý: Thời gian tính ngày làm việc, không kể ngày nghỉ, ngày lễ, tết.
Về Lệ phí đính chính sổ đỏ
– Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định
– Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn không phải nộp lệ phí địa chính.
Mọi trường hợp cấp phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đều phải nộp lệ phí cấp phôi sổ.
Như vậy theo quy định pháp luật đất đai khi người sử dụng đất thay đổi thông tin cá nhân, họ phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp GCN quyền sử dụng đất mà không cần phải làm lại sổ đất nhưng phải tiến hành thủ tục đính chính thông tin.