Quyền định đoạt tài sản sau khi nhận di chúc. Sau khi hưởng di chúc có được chuyển nhượng tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được hưởng tài sản được di chúc lại trong đó có nội dung : được quyền sang tên, quản lý và sử dụng tài sản trong đó có đất thổ cư. Nhưng bên một cửa giải thích khi sang tên tôi không còn quyền định đoạt tài sản của tôi (thế chấp, sang nhượng) điều này có đúng không ạ? Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 646 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Đồng thời, theo quy định về người lập di chúc quy định tại Điều 647 “Bộ luật dân sự 2015”:
“1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.
Như vậy, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản cho người khác trước khi chết. Nếu đủ điều kiện để lập di chúc theo Điều 647, Bộ luật dân sự nêu trên thì người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế và phân định tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.
Theo quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc đó là thời điểm mở thừa kế. Đây là thời điểm mà người để lại di chúc đã mất. Thời điểm này tài sản của người để lại di chúc sẽ được phân định theo mong muốn của người để lại di chúc. Sau khi mở thừa kế thì sẽ có chuyển dịch tài sản từ người để lại di chúc đã mất sang người được hưởng thừa kế.
>>> Luật sư tư vấn chuyển nhượng di sản thừa kế: 1900.6568
Hiện nay, như bạn nói bạn đang được nhận một số tài sản trong đó có mảnh đất thổ cư từ người để lại di chúc trong đó xác nhận những quyền hạn của bạn đối với mảnh đất.
Theo quy định hiện nay của pháp luật dân sự thì chủ tài sản của 3 quyền gồm quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt tài sản.Khi di chúc đã xác nhận cho bạn được quyền đứng tên trên tài sản là mảnh đất thổ cư đó thì bạn hoàn toàn có đủ 3 quyền này. Đó là quyền được sử dụng khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 166 của Luật Đất đai 2013 thì chủ sử dụng đất còn có những quyền hạn sau :
“1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai”.
Căn cứ vào những gì ghi nhận trong di chúc mà bạn nêu ra, bạn được xác nhận các quyền được sang tên, quản lý và sử dụng tài sản bên một cửa trả lời bạn như vậy là không hợp lý.