Chuyển lao động sang công ty khác có phải thông báo? Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Hiện tại công ty tôi có gặp 1 vấn để về luật lao động khi chấm dứt HDLD với người lao động mà không thông báo trước 30 ngày. - Giám đốc công ty A muốn chuyển tất cả nhân viên sang công ty B để đảm bảo công việc và tiền lương của nhân viên mà không thông báo trước 30 ngày (Công ty A sẽ giải thể vào thời gian sắp tới) - Hiện tại thì tất cả nhân viên đã chuyển sang công ty B được 1 tháng thì có 1 nhân viên xin nghỉ việc và yêu cầu ban lảnh đạo công ty xin lỗi vì công ty không thông báo hay thương lượng với nhân viên đó, nếu ban giám đốc không xin lỗi nhân viên đó sẽ kiện công ty A.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Một trong những nội dung bắt buộc trong
Quan hệ giữa công ty A và người lao động được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động và muốn chuyển người lao động sang công ty B thì quan hệ lao động giữa công ty A và người lao động phải chấm dứt. Trừ trường hợp công ty A và công ty B đồng ý tồn tại song song 2 quan hệ lao động.
Theo quy định tại Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau
“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”
Cho nên chấm dứt hợp đồng lao động phải tuân thủ các quy định tại Điều 36 “
Trong trường hợp của công ty bạn nếu đã đạt được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, thì thực hiện theo thỏa thuận đó nhưng do bạn không cung cấp đầy đủ là sau khi sang công ty B thì các bên có thỏa thuận tiếp gì không nên chúng tôi không thể tư vấn rõ hơn được trong trường hợp của bạn. Nếu không thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 37 “Bộ luật lao động năm 2019” về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
“1. Người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động xác định thời hạn , hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;”
Do đó, nếu công ty chuyển lao động sang công ty khác mà không thông báo thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc 2 bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng và tiến hành các thủ tục về chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.