Trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là xây dựng công trình chứng chỉ quy hoạch là một thuật ngữ không phải ai cũng biết. Vậy chứng chỉ quy hoạch là gì? Hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ quy hoạch ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy hoạch là gì?
Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện). Cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn). Để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên lãnh thổ theo thời gian. Và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển.
Có nhiều loại quy hoạch ở nhiều cấp độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau. Như quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội một vùng lãnh thổ. Quy hoạch phát triển một ngành kinh tế – kỹ thuật. Quy hoạch cán bộ; quy hoạch đô thị; quy hoạch khu công nghiệp của một tỉnh…
2. Chứng chỉ quy hoạch là gì?
Thuật ngữ “Chứng chỉ quy hoạch” có nghĩa là một tài liệu được trao cho một nhà đầu tư, cho phép nhà đầu tư có quyền sử dụng và phát triển tại một khu vực đất cụ thể. Ở nhiều quốc gia, thuật ngữ tương đương được gọi là “giấy phép quy hoạch”, và thường được áp dụng cho tất cả các khu đất nằm trong một khu vực được chỉ định và đã nằm trong quy hoạch (có nghĩa là, toàn bộ tỉnh/thành phố, hay một khu vực đô thị, ví dụ một quận/huyện thuộc đô thị – tùy từng trường hợp cụ thể).
Tại khoản 16 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị quy định: chứng chỉ quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
Nội dung của chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về ranh giới của lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác. Như vậy, thực chất, thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch chính là việc cung cấp thông tin về quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Chứng chỉ quy hoạch tiếng Anh là: Planning certificate
A planning certificate is an official statement of the planning controls that apply to a property. Planning certificates do not show the locations of zone or overlay boundaries, or details of any other specific controls. It is best to contact a planner at the local council to check for any other planning provisions that might apply.
3. Tại sao chứng chỉ quy hoạch lại quan trọng?
Việt Nam đang đi theo con đường đô thị hóa tốc độ cao giống như các quốc gia ASEAN khác đã đi và đặc biệt là các nước Đông Á có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Năm 2025, dự đoán 50% dân số Việt Nam sẽ là dân cư đô thị, tăng từ mức hiện tại khoảng 38%. Tỷ lệ đô thị hóa này sẽ đem lại nhiều thách thức, nếu không được giải quyết một cách hợp lý và hiệu quả, sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế và không thể đem lại chất lượng sống mong đợi cho cư dân ở các khu vực đô thị mới mở rộng.
Các chương trình của Chính phủ (đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục và anh sinh xã hội) đã và đang đạt được những thành công đáng ghi nhận như phát triển hài hòa, cân đối và giảm nghèo. Tuy nhiên, cần công nhận rằng đô thị hóa phải hữu cơ hơn do các doanh nghiệp và người dân có xu hướng chuyển đến các khu vực có cơ hội việc làm và tăng thu nhập. Nhằm đáp ứng điều này, các thành phố cần có những chiến lược và kế hoạch phát triển đô thị năng động, dựa trên bằng chứng và được thiết kế nhằm đạt được kết quả như mong muốn, bao gồm: đáng sống, thích ứng, sử dụng nguồn lực bền vững, cải thiện cơ hội tiếp cận các dịch vụ đô thị (đặc biệt cho dân nghèo đô thị), an ninh đầu tư và thúc đẩy các cơ hội đầu tư trong một môi trường cạnh tranh quốc tế. Đối với nền kinh tế thị trường truyền thống, sự kết hợp giữa công tác quản lý đô thị về đầu tư hạ tầng và “kiểm soát phát triển” thông qua công tác kiểm soát sử dụng đất sẽ hình thành và kiểm soát các khoản đầu tư cho phát triển đô thị để đảm bảo rằng các khoản đầu tư đó thực sự hiệu quả và hiệu lực theo đúng các mục tiêu quy hoạch đô thị, ngoài ra cũng đảm bảo đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư mà không làm tăng các chi phí xã hội tổng thể.
Quá trình kiểm soát phát triển (phát triển mới, tái phát triển, cơ sở hạ tầng và dịch vụ) hiện nay chỉ đang được ứng dụng sơ bộ trong hệ thống quy hoạch đô thị hiện hành ở Việt Nam. Quy hoạch đô thị vẫn được xem xét theo nghĩa hẹp là chịu trách nhiệm về môi trường xây dựng thông qua quá trình thiết kế đô thị cụ thể theo các bước, trong khi quy hoạch và quản lý đô thị (bao gồm cả kiểm soát phát triển) đòi hỏi bộ kỹ năng và nguồn lực về cả kỹ thuật cũng như hành chính cao hơn nhiều.
Mô hình chuyển đổi nhằm đạt được hiệu quả trong quy hoạch và quản lý/kiểm soát đô thị và tạo ra các đô thị cạnh tranh về mặt kinh tế trong khu vực cần sự nhận thức rằng các đô thị ở Việt Nam được hình thành từ các đầu tư của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân (cổ phần hóa), với sự hỗ trợ của các quy định về hệ thống quản lý và quy hoạch của nhà nước. Tiếp cận quy hoạch đô thị hiện hành này tập trung chủ yếu vào thúc đẩy và tạo điều kiện cho đầu tư vào phát triển đô thị nhưng đang thiếu sự “kiểm tra và cân bằng” cần thiết để đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng không làm tăng chi phí xã hội tổng thể, đồng thời đảm bảo kết quả đầu tư tạo ra một môi trường sống được cải thiện và các dịch vụ đô thị cơ bản cho tất cả mọi người, từ đó là nền tảng cho sự phát triển đô thị bền vững và thích ứng.
Mục đích của “quy hoạch đô thị” là đảm bảo tất cả các hồ sơ xin cấp phép sử dụng và phát triển tại khu đất chỉ định phải tuân thủ các yêu cầu “phát triển đô thị bền vững và thích ứng” tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là, chứng chỉ/giấy phép quy hoạch là cơ chế nhằm đảm bảo tất cả các dự án thực hiện những hoạt động sử dụng và phát triển tại khu đất chỉ định phải hoàn toàn tuân thủ các chính sách của trung ương, vùng, các định hướng tỉnh, và các chiến lược thực hiện đề ra để quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam tạo ra các đô thị đáng sống, bền vững thích ứng biến đổi khí hậu và xanh.
Do đó, cần có cơ chế quy hoạch đô thị và kiểm soát phát triển tích hợp phản ánh các mục đích và mục tiêu phát triển đô thị như yêu cầu ở trên, từ đó việc cấp chứng chỉ/giấy phép quy hoạch cho việc sử dụng và phát triển tại khu đất chỉ định tuân thủ theo các mục đích và mục tiêu phát triển đô thị đó, và đây cũng chính là cơ sở cho công tác thực thi pháp lý thông qua áp dụng các hình phạt tài chính đối với các hành vi làm trái với các điều khoản đã được quy định trong chứng chỉ/giấy phép quy hoạch.
4. Vai trò của chứng chỉ quy hoạch:
Chứng chỉ quy hoạch là “công cụ” kiểm soát phát triển quan trọng và hiệu quả nhất hiện hành dành cho các nhà quy hoạch đô thị và các cán bộ chịu trách nhiệm ra quyết định liên quan đến phát triển đô thị. Chứng chỉ/giấy phép quy hoạch yêu cầu phải có thẩm định kỹ thuật chi tiết (và minh bạch) bộ hồ sơ xin cấp phép/chứng chỉ quy hoạch cho dự án đầu tư/phát triển do cán bộ quy hoạch thuộc cơ quan chịu trách nhiệm liên quan lập nên (như phòng quy hoạch tỉnh/thành phố/thị xã/quận thuộc đô thị – tùy vào từng trường hợp và phụ thuộc vào quy mô đầu tư của hồ sơ xin cấp phép), và sau đó là một quyết định phê duyệt, hay từ chối cấp phép, hay “phê duyệt có kèm theo điều kiện” sẽ được đưa ra. Ở các nền kinh tế phát triển, quyết định sẽ do các ủy viên hội đồng thành phố/đô thị, những đại diện được người dân bầu ra và được trả lương, tương đương như ở Việt Nam gọi là các ủy viên hội đồng nhân dân, đưa ra.
Vai trò của chứng chỉ quy hoạch như là một công cụ kiểm soát phát triển ở đây là đảm bảo sự tuân thủ các kế hoạch phát triển đô thị nhằm đạt được mục tiêu phát triển đô thị bền vững và thích ứng tại một đô thị trên một địa bàn cụ thể – và đây là nội dung chính của cơ chế quy hoạch đô thị và kiểm soát phát triển. Các chức năng của cơ chế bao gồm: a) soạn thảo các chiến lược phát triển đô thị; b) xác định, đánh giá và phê duyệt các dự án được phép lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư – áp dụng cho cả đầu tư tư nhân và nhà nước (hoặc các dự án kết hợp ngân sách của cả 2 khối này).
5. Hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ quy hoạch:
5.1. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ quy hoạch:
Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị (theo mẫu).
– Quyết định và bản vẽ quy hoạch địa điểm được duyệt hoặc một trong những giấy tờ về sử dụng đất hợp pháp (áp dụng đối với trường hợp không có quy hoạch địa điểm).
– Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 (kèm theo File bản vẽ Autocad) do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện theo quy định (áp dụng đối với trường hợp các dự án đang sử dụng hoặc có thời gian quy hoạch địa điểm quá 12 tháng kể từ ngày địa điểm được phê duyệt).
– Các giấy tờ liên quan (nếu có)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5.2. Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ quy hoạch:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận, huyện từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
– Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: Chuyên viên nhận, lập và giao biên nhận cho người nộp hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Chuyên viên hướng dẫn, giải thích để cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; trả lại hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
– Bước 3: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét và Cấp chứng chỉ quy hoạch cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Nếu không cấp thì phải
6. Bãi bỏ các thủ tục cấp giấy phép quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch:
Ngày 20/11/2018 Quốc hội đã thông qua Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Theo đó, tại Khoản 19 Điều 28 Luật số 35/2018/QH14 bãi bỏ Điều 47
Như vây, từ năm 2019, các thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép quy hoạch đô thị, giấy phép quy hoạch xây dựng chính thức được bãi bỏ theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch. Việc bãi bỏ quy định này tại Điều 56 Luật Quy hoạch đô thị nhằm giảm thủ tục hành chính, đảm bảo việc triển khai thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong công tác cung cấp thông tin quy hoạch phục vụ trong quá trình quản lý và hoạt động xây dựng.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viêt:
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018.