Hiện nay, vấn đề xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn được nhiều người dân quan tâm, đặc biệt là tại hai thành phố lớn: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là bài phân tích về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Hà Nội, TPHCM mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Hà Nội:
Nghị quyết 12/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra những quy định về chuẩn hộ nghèo và chuẩn hộ cận nghèo trong giai đoạn 2016-2020. Giai đoạn 2021 trở lại đây, thành phố Hà Nội không đưa thêm nghị quyết nào để điều chỉnh những chính sách liên quan đến quy chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo. Do đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Hà Nội sẽ được xác định dựa theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính Phủ. Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025.
– Khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025. Theo đó, Nhà nước thực hiện đo lường nghèo đa chiều theo hai tiêu chí chủ yếu: Tiêu chí thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Đối với tiêu chí thu nhập: Chuẩn hộ nghèo ở Hà Nội được xác định đối với các chủ thể có thu nhập 2.000.000 đồng/người/tháng. (áp dụng với mức tiêu chí thu nhập tại thành thị mà Nghị định quy định).
+ Đối với tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: Việc xác định chuẩn hộ nghèo tại Hà Nội theo tiêu chí mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
Như vậy, dựa trên các tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền tại thành phố Hà Nội đưa ra quyết định về chuẩn hộ nghèo đối với người dân.
Tiêu chí đo lường nghèo đa chiều mà Nhà nước đưa ra giúp tạo nên tính khách quan, rõ ràng, hiệu quả trong việc xác định hộ chuẩn nghèo. Thực tế, nếu không áp dụng các tiêu chí đa chiều nêu trên, cơ quan Nhà nước sẽ rất khó để đưa ra quyết định xác định đâu là hộ đủ điều kiện xét duyệt hộ nghèo. Hơn tất cả, nó giúp tạo nên tính công bằng trong việc đưa ra biện pháp hỗ trợ cho các hộ gia đình chuẩn nghèo, tránh gây ra tình trạng sai phạm, xét duyệt không đúng người, đúng hoàn cảnh.
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo của Hà Nội giai đoạn 2022 – 2025 được quy định như sau:
+ Chuẩn hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Tại Hà Nội (khu vực thành thị), việc xác định chuẩn hộ nghèo sẽ dựa vào thu nhập bình quân trên đầu người của công dân. Nếu người dân có mức thu nhập bình quân trên đầu người từ 2 triệu trở xuống thì sẽ được xem xét xét duyệt chuẩn nghèo. Một tiêu chuẩn để được hưởng chuẩn nghèo là hộ gia đình phải thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội trở lên. Ở đây, để được hưởng chuẩn nghèo, hộ gia đình, cá nhân phải đảm có đủ hai điều kiện về mức thu nhập và mức thiếu hụt dịch vụ xã hội. Hai tiêu chí song song này giúp đảm bảo tính xác thực, công bằng, toàn diện trong công tác xét duyệt chuẩn nghèo của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nếu không đảm bảo hai tiêu chuẩn nêu trên, cá nhân, hộ gia đình sẽ không được áp dụng chuẩn nghèo. Điều này đảm bảo sự khách quan và minh bạch.
+ Chuẩn hộ cận nghèo tại Hà Nội là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Ở đây, muốn được xác định là chuẩn cận nghèo, cá nhân, hộ gia đình phải đảm bảo tuân thủ đúng và đủ hai tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn về mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng tháng, và mức thiếu hụt chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội. Điểm khác biệt giữa việc xác định hộ chuẩn nghèo và hộ chuẩn cận nghèo là mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội. Nếu chuẩn hộ nghèo là mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội trên 3 tiêu chí, thì với chuẩn hộ cận nghèo, mức độ thiếu hụt là dưới ba tiêu chí.
Hà Nội là khu vực thành thị. Do đó, việc xác định chuẩn nghèo và chuẩn cận nghèo sẽ đảm bảo tuân thủ theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP đối với khu vực thành thị.
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh:
– Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND quy định về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
+ Nghị quyết này quy định rõ, hộ nghèo là hộ gia đình thường trú hoặc tạm trú ổn định trên 06 tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc một trong hai trường hợp sau:có từ 03 chỉ số thiếu hụt trở lên, hoặc có chỉ số thiếu hụt về Thu nhập và chỉ số thiếu hụt về Người phụ thuộc. Ở đây, theo Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND, tiêu chuẩn để xác định hộ nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh là hộ gia đình cư trú tại đây trên ba tháng, nằm trong trường hợp bị thiếu hụt ba tiêu chí mức độ dịch vụ xã hội hoặc có chỉ số thiếu hụt về Thu nhập và chỉ số thiếu hụt về Người phụ thuộc.
+ Theo quy định của Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND, hộ cận nghèo là hộ gia đình thường trú hoặc tạm trú ổn định trên 06 tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh có 2 chỉ số thiếu hụt và có thu nhập bình quân đầu người trên 36 triệu đồng đến 46 triệu đồng/người/năm.
– Ngoài việc xác định chuẩn hộ nghèo và chuẩn cận nghèo theo Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND, tại thành phố Hồ Chí Minh, việc xác định các đối tượng chuẩn nghèo và chuẩn cận nghèo còn căn cứ theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP. Xác định chuẩn nghèo, chuẩn hộ nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh cũng được xác định tương tự với ở thủ đô Hà Nội. Bởi cả thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều là khu vực thành thị, nên tiêu chí áp dụng chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo cũng tương ứng giống nhau.
3. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:
Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo đã và đang được Nhà nước áp dụng là:
– Nhà nước ngày càng đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình, hoạt động này giúp nâng cao cơ hội việc làm cho người dân. Từ đó, giúp thu nhập của người dân ngày càng được ổn định. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo cũng từ đó đạt được những kết quả khả quan.
– Các chính sách liên quan đến việc hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo cũng ngày càng được Nhà nước tập trung đẩy mạnh. Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được Nhà nước áp dụng trao tặng miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Biện pháp hỗ trợ này hộ nghèo, hộ cận nghèo được tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe. Các chính sách hỗ trợ về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp cũng là các biện pháp hỗ trợ thực tế mà Nhà nước đưa ra để nâng cao mức sống cho người dân.
– Các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện hỗ trợ cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được đi học. Các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề được xây dựng, hỗ trợ giáo dục người dân có hoàn cảnh khó khăn để họ có nền tảng giáo dục, áp dụng vào thực tiễn lao động.
– Công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa các bộ phận người dân Việt Nam với nhau cũng được Đảng và Nhà nước đẩy mạnh thực hiện. Công tác đẩy mạnh tuyên truyền này giúp các đối tượng thuộc chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo được giúp đỡ, hỗ trợ. Đây cũng được xem là nền tảng để hỗ trợ hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Trên đây là các biện pháp, chính sách hỗ trợ hộ nghèo và hộ cận nghèo cơ bản, thiết thực nhất mà Nhà nước áp dụng với các chủ thể thuộc tiêu chuẩn chuẩn nghèo, chuẩn hộ nghèo. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước giúp người dân có cơ hội phát triển, xóa đói giảm nghèo. Sâu xa hơn, đây là cơ sở thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội Việt Nam.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND
Nghị định 07/2021/NĐ-CP.