Quy định về việc chốt bảo hiểm xã hội? Chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội có đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới được không?
Bảo hiểm xã hội có thể là một thuật ngữ xa lạ, nhưng hầu hết mọi người đều quen thuộc với các chương trình của nó. Các chương trình do chính phủ tài trợ, do chính phủ tài trợ nhằm hỗ trợ cộng đồng trong thời điểm bất ổn về tài chính, cho dù do khó khăn về tài chính, khuyết tật hoặc tuổi tác, đều được coi là bảo hiểm xã hội.
Các chương trình bảo hiểm xã hội được tài trợ bởi những người sử dụng chúng. Nhìn vào phiếu lương trung bình và bạn sẽ thấy các khoản khấu trừ cho An sinh xã hội, Medicare và thất nghiệp. Những khoản khấu trừ đó cung cấp cho nhóm lợi ích tạo ra một mạng lưới an toàn khi nghỉ hưu hoặc trong trường hợp khó khăn hoặc bệnh tật.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành hiện nay thì người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi nghỉ việc.Tuy nhiên, không phải lúc nào người lao động nghỉ việc thì công ty sẽ không thực hiện việc chốt bảo hiểm để gây khó dễ cho người lao động. Do đó, có rất nhiều trường hợp người lao động sang công ty mới làm việc tuy nhiên lại chưa được công ty cũ chốt bảo hiểm xã hội. Trường hợp này người lao động có được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tại công ty mới không? Những thông tin được bảo hiểm xã hội, chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
– Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc chốt sổ bảo hiểm xã hội:
Hầu hết mọi người không nghĩ các khoản thanh toán An sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp hoặc bồi thường cho người lao động là bảo hiểm, nhưng đó chính xác là những gì chúng là: một hệ thống cung cấp tấm đệm để bảo vệ người tham gia khỏi bị tổn hại tài chính.
Ví dụ về các chương trình bảo hiểm xã hội liên bang bao gồm:
– An sinh xã hội cung cấp thu nhập cơ bản cho những người trong những năm sau này.
– Bảo hiểm thất nghiệp cung cấp sự thay thế thu nhập sau khi mất việc làm.
-Bồi thường cho người lao động thay thế tiền lương bị mất sau khi người lao động bị thương trong công việc và tài trợ cho việc phục hồi nghề nghiệp.
– An sinh xã hội Bảo hiểm tàn tật cung cấp thu nhập cho những người không thể làm việc vì bệnh tật, thương tật, mang thai hoặc sinh con.
Tham gia bảo hiểm xã hội vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi đối với người lao động (NLĐ). Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ nhận được rất nhiều các lợi ích trong đó có chế độ ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… các chế độ này đảm bảo lợi ích của người lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 3, Điều 48,
“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;”
Như vậy, người lao động sau khi nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ) thì công ty cũ có trách nhiệm hoàn thành xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (chốt sổ bảo hiểm xã hội) và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Trường hợp công ty cũ không thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 01 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm (theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
2. Chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội có đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới được không?
Nhiều tổ chức bảo hiểm xã hội có các đối tác bảo hiểm tư nhân, chẳng hạn như bảo hiểm tàn tật tư nhân, tài khoản hưu trí hoặc bảo hiểm y tế tư nhân. Tất cả các dịch vụ này đều yêu cầu phí bảo hiểm bổ sung hoặc các khoản đóng góp được trả bằng tiền túi. Tuy nhiên, các khoản đóng góp vào các chương trình bảo hiểm xã hội từ mọi người dân đảm bảo rằng phí bảo hiểm và thuế được giữ ở mức thấp và nguồn lực được duy trì ổn định cho những người cần hỗ trợ.
Trong trường hợp người lao động đến công ty mới làm việc mà công ty cũ vẫn chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động hoàn toàn vẫn có thể đóng bảo hiểm ở Công ty/ nơi làm việc mới.
Theo quy định hiện hành, chưa có văn bản pháp lý nào quy định việc chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội tại công ty cũ thì không được đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới.
Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý các vấn đề sau để được đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới:
Thứ nhất, người lao động phải có hợp đồng lao động tại công ty mới
Căn cứ theo quy tại Điều 2,
Để đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới người lao động phải có hợp đồng lao động.
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
Do đó, để được đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới bạn bắt buộc phải có hợp đồng lao động. Thời hạn của hợp đồng ít nhất là từ 01 tháng trở lên.
Thứ hai, trong trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì chưa thể đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới
Thông thường khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty cũ, công ty cũ sẽ báo giảm lao động ngay tại tháng người lao động chấm dứt hợp đồng, để giảm những khoản phí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã nghỉ việc. Trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì người lao động chưa thể đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới, do khi này người lao động được xác định là có đồng thời 02 hợp đồng lao động với các đơn vị khác nhau.
Căn cứ Khoản 1, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.
Như vậy, chỉ khi công ty cũ báo giảm lao động, người lao động mới có thể tham gia bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động với công ty mới.
Thứ ba, người lao động cần phải khai báo để được đóng bảo hiểm
Khi thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động thực hiện điền đầy đủ vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) và nộp cho người sử dụng lao động.
Người tham gia đã có mã số bảo hiểm xã hội chỉ cần khai mã số bảo hiểm xã hội cùng các thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh,… sau đó nộp để người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Các thông tin về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội người sử dụng lao động có thể tra cứu trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo phân tích trên thì người lao động hoàn toàn có thể đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới khi chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội tại công ty cũ. Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình làm hồ sơ giấy tờ và các thủ tục tại công ty mới, người lao động cần trực tiếp đến tại công ty cũ để làm việc, yêu cầu được chốt sổ bảo hiểm xã hội càng sớm càng tốt. Do đó, mà việc có chốt sổ bảo hiểm xã hội tại công ty cũ hay không sẽ không ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty mới. Tuy nhiên nếu công ty cũ chưa báo giảm lao động do chấm dứt hợp đồng, người lao động sẽ không thể đóng bảo hiểm xã hội tại công ty mới.