Một số Quy định của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử? Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử là những ai? Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử được quy định như thế nào? Đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử?
Hiện nay, Khi nhắc về các hoạt động thương mại điện tử rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đó là việc sư dụng mạng Internet, mạng viễn thông hay một số mạng di động khác, để tiến hành các hoạt động thương mại như mua sắm online, thực hiện các giao dịch cụ thể online dựa trên các quy định của pháp luật. Vậy để hiểu thêm về thương mại điện tử là gì? và Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử là những ai? dưới bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết
Cơ sở pháp lý:
–
1. Một số Quy định của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử?
1.1. Khái niệm thương mại điện tử?
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác ( Khoản 1 điều 3 Nghị định Số:
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Tại Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử Nghị định Số: 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử có quy định về
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
8. Thống kê về thương mại điện tử.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Theo đó, Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy định về Các thông tin về kế hoạch thương mại điện tử thực hiện tuân thủ các quy định, các quyết định, và các chính sách nhà nước để tránh được các tình trạng thủ tục hành chính rườm rà phức tạp và các thủ tục pháp lý không đầy đủ trên thực tế, đồng bộ minh bạch tạo nên một vai trò rất lớn để cải tạo môi trường kinh doanh nhất là trong môi trường kinh doanh biến đổi ngày nay đối với thương mại điện tử trên thị trường hiện nay.
Như vậy, Đối với hoạt động thương mại điện tử để tạo ra môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ở mức độ cao như hiện nay thì cần sự đòi hỏi nhà nước phải quản lý về vĩ mô và các đổi mới nhận thức tư duy và các chính sách quản lý nâng cao năng lực, Nâng cao phẩm chất, và điều hành lãnh đạo trong thương mại điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành
2. Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử là những ai?
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, chủ thể của hoạt động thương mại điện tử có thể là:
+ Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
+ Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
+ Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
Căn cứ vào tính tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động thương mại điện tử, có thể chia chủ thể trong hoạt động thương mại điện tử thành hai nhóm như sau:
Thứ nhất, nhóm các chủ thể tham gia gián tiếp vào hoạt động thương mại điện tử. Nhóm này bao gồm các chủ thể sau:
+ Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
+ Thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng: Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Thứ hai, nhóm các chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động thương mại điện tử. Các chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động thương mại điện tử lại được chia làm hai bên: bên bán và bên mua. Trong đó:
Bên bán gồm hai loại:
+ Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng: Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
+ Người bán: Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Bên mua (khách hàng): Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Việc phân loại chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể đó.
3. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử được quy định như thế nào?
Tại Điều 25
– Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
– Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;
+ Website đấu giá trực tuyến;
+ Website khuyến mại trực tuyến;
+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
– Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.
– Bộ Công Thương quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử tiến hành trên mạng viễn thông di động.
Như vậy, các hình thức tổ chức hoạt động thương mại gồm các Website thương mại điện tử bán hàng và các Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ các nh cầu về thương mại như mua bán ví dụ như trang thương mại điện tử như shoppe và lazada, các trang thương mại điện tử này cung cấp các dịch vụ như mua bán hàng hóa, đầy đủ các loại mặt hàng, Trang thương mại điện tử thì có các quy định và quy chế hoạt động riêng của nó và phải cam kết không hoạt dộng mua bán hay trao đổi các loại hàng hóa vi phạm quy định của pháp luật như kinh doanh hnagf giả, Hàng nhái, hàng kém chất lượng…
4. Đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
Căn cứ dựa trên Điều 61 Nghị định 52/2013/NĐ-CP tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là một hoạt động của Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ phù hợp để đánh giá về hoạt động của các trang thương mại điện tử dựa trên các phản hồi của khách hàng sử dụng các dịch vụ thương mại điện tử hay kiểm nghiệm trên thực tế hoạt động của các trang thương mại điện tử, dựa vào đó để Giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm và quản lý các hoạt động đó
Ngoài ra, đối với Việc đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử thì phải Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định
Ví dụ như Việc phát hiện các trang thương mại có dấu hiệu buôn bán các mặt hàng kém chất lượng hay cung cấp các loại dịch vụ qua trang thương mại điện tử với giá quá cao so với thị trường đang buôn bán các sản phẩm đó, thông qua việc đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử cũng có thể làm các nguồn tin cây cho người sử dụng về sau để lựa chọn được hàng hóa với chất lượng cao và với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử là những ai? và các thông tin pháp lý liên quan về Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử là những ai? dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.