Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ khi nhắc tới sổ hộ khẩu. Hiện nay pháp luật đã có quy định sẽ chuyển đổi từ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu giấy qua hình thức quản lý bằng phần mềm máy tính. Theo đó các dữ liệu về dân cư sẽ được quản lý bằng phần mềm. Vậy, chủ hộ có tự xoá tên người khác trong hộ khẩu được không?
Mục lục bài viết
1. Hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu được hiểu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Sổ hộ khẩu là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước theo quy định của pháp luật
2. Những thủ tục hành chính cần tới sổ hộ khẩu:
– Xác định nơi cư trú: Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.
– Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất: Để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế theo quy định của pháp luật. Sổ hộ khẩu còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, thời hạn sử dụng đất…
– Các thủ tục hành chính và giấy tờ: Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lí, vì vậy nó rất cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc… đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.
3. Chính thức bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú:
Căn cứ dựa trên các quy định của pháp luật thì kể từ ngày 01/7/2021, Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.
Theo đó, pháp luật có quy định trong các trường hợp khác nhau, nếu thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú. Như vậy, nếu công dân đăng ký, khai báo cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, và sổ tạm trú thì thu hồi sổ đã cấp, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đặc biệt, đối với việc bãi bỏ sổ hộ khẩu sẽ bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các thủ tục hành chính có nội dung liên quan đến Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú đó là tách Sổ Hộ khẩu, cấp đổi Sổ Hộ khẩu, cấp lại Sổ Hộ khẩu, điều chỉnh những thay đổi trong Sổ Hộ khẩu, xóa đăng ký thường trú, xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú, hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi Sổ Tạm trú; cấp lại Sổ Tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong Sổ Tạm trú, gia hạn tạm trú, hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật… tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện các thủ tục hành chính
Như vậy, Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin địa chỉ thường trú, tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và
4. Chủ hộ có tự xoá tên người khác trong hộ khẩu được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em đặt câu hỏi như sau: nhà em gồm có mẹ em, em trai em và em, nhưng mẹ em có cho 1 người nhập vào hộ khẩu nhà em với danh nghĩa là anh của mẹ em, giờ nhà em muốn tách người đó ra nhưng người đó không chịu thì phải như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 25. Tách hộ Luật cư trú 2020 quy định:
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
3. Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:
a) Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu người này thuộc một trong các trường hợp sau đây thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện thủ tục xóa thường trú:
– Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
– Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
– Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật cư trú 2006;
– Ra nước ngoài để định cư;
Vì vậy:
– Chủ hộ trong trường hợp này không thể tự mình làm thủ tục tách hộ khẩu.
– Trường hợp anh trai của mẹ bạn cũng không thuộc trường hợp được xoá hộ khẩu thường trú.
– Trường hợp này, muốn tách thì người có tên trong sổ hộ khẩu phải là người có yêu cầu và được mẹ bạn đồng ý. Vì vậy, gia đình bạn có thể làm việc trực tiếp với người đó để thoả thuận về vấn đề này. Do mẹ bạn là chủ hộ, là người cầm hộ khẩu gia đình nên nếu người đó không chủ động chuyển đi thì việc sử dụng hộ khẩu gia đình trong các thủ tục hành chính của người đó cũng sẽ gặp nhiều khó khăn (nếu không được mẹ bạn tạo điều kiện)
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Chủ hộ có tự xoá tên người khác trong hộ khẩu được không? và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Kết luận, như chúng ta đã biết thì sổ hộ khẩu là một loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi người dân và đó cũng là công cụ để nhà nước quản lý dân cư, Hiện tại đã có quy định do pháp luật ban hành về việc quản lý các dữ liệu về dân cư bằng phần mềm máy tính. Việc chuyển đổi này là hoàn toàn thích hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, Việc quản lý các dữ liệu trên máy tính sẽ giúp cho nhà nước và pháp luật dễ dàng trích xuất thông tin nhanh hơn, đơn giản hóa các thủ tục hành chính hơn trong quản lý thông tin và thuận lợi cho nhân dân, tiết kiệm các khoản từ việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn đọc về nội dung Chủ hộ có tự xoá tên người khác trong hộ khẩu được không? dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về sổ hộ khẩu.