Khái quát về rừng? Một số quy định về đất rừng? Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng?
Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận được vai trò của rừng. Rừng có ý nghĩa quan trọng đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Vì những tác động của con người thông qua thực trạng khai thác lậu quá mức, lâm tặc hoành hành rất mạnh mà ngày nay, rừng đang bị tàn phá nặng nề và dần mất đi giá trị của nó. Chính bởi vậy, Chính phủ nước ta đã ban hành nhiều chủ trương quan tâm đến vấn đề rừng ví dụ như: thực hiện trồng rừng, cải tạo rừng, siết chặt hơn trong các công tác quản lý lâm tặc. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát về rừng:
1.1. Rừng là gì?
Ta có thể hiểu, rừng là một quần xã sinh vật. Mà trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu của rừng. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn thì mới được gọi là rừng.
Giữa các quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm mục đích để đảm bảo sự khác biệt giữa hoàn cảnh của rừng và các hoàn cảnh khác.
Đối với mỗi quốc gia, rừng đều là một nguồn tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và hoạt động sản xuất của xã hội và con người.
1.2. Vai trò của rừng:
Rừng có rất nhiều vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ta có thể kể ra một số vai trò và tác dụng to lớn của rừng đối với đời sống cụ thể đó là:
– Rừng giúp cung cấp nguồn oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu. Đây là nguồn cung cấp phần lớn oxy để đảm bảo sự sống của con người và các loại sinh vật khác trên trái đất.
– Rừng mang đến một nguồn không khí trong lành hơn cho con người và các loài sinh vật khác.
– Rừng là môi trường sinh sống và trú ẩn của rất nhiều loài động thực vật khác nhau. Trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chính bởi vì vậy đây là nơi cung cấp nguồn thực phẩm, nguyên liệu quý hiến cho con người, và đặc biệt cũng là nơi lưu trữ của nhiều nguồn gen quý hiếm.
– Rừng là nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
– Rừng có vai trò quan trọng giúp chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
– Rừng giúp các quốc gia phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.
– Rừng là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.
2. Một số quy định về đất rừng:
2.1. Phân loại đất rừng:
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 đã quy định tại Việt Nam hiện nay có ba loại đất rừng và đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
– Thứ nhất: Đất rừng sản xuất.
– Thứ hai: Đất rừng phòng hộ.
Thứ ba: Đất rừng đặc dụng.
2.2. Mục đích sử dụng các loại rừng:
Mỗi loại rừng sẽ được sử dụng vào những mục đích khác nhau, cụ thể mục đích sử dụng đối với các loại rừng được quy định như sau:
– Mục đích sử dụng đối với rừng sản xuất: Đất rừng này được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
– Mục đích sử dụng đối với rừng phòng hộ: Đất rừng này được sử dụng chủ yếu vào mục đích để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
– Mục đích sử dụng đối với rừng đặc dụng: Loại đất rừng này được Nhà nước ta sử dụng chủ yếu vào mục đích để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.
2.3. Chế độ sử dụng đất rừng:
Hiện nay, pháp luật nước ta ban hành các quy định về chế độ sử dụng đất rừng đối với các loại đất rừng có nội dung như sau:
– Thứ nhất: Đất rừng sản xuất:
Rừng sản xuất bao gồm hai loại sau đây: rừng tự nhiên và rừng trồng.
Đối với rừng tự nhiên:
Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2
Đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với rừng trồng:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135
– Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.
– Nhà nước thực hiện cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng.
– Đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
– Thứ hai: Đất rừng phòng hộ:
Theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng phòng hộ được quy định có nội dung như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào các mục đích khác nhưng cần phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Thứ ba: Đất rừng đặc dụng:
Theo Điều 138 Luật Đất đai 2013 quy định việc sử dụng đất rừng đặc dụng có nội dung như sau, cụ thể:
– Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Hiện nay, do rừng bị tàn phá ngày càng nặng nề sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người đặc biệt là những người miền núi sống nhờ cậy vào rừng. Khi rằng bị chặt phá thì nguy cơ bị sói mòn, sạt lỡ là rất cao và tác động đến con người. chính vì vậy nhà nước mới có những chính sách để bảo vệ và phát triển rừng.
Theo quy định tại Điều 10 Luật bảo vệ và phát triển rừng thì Nhà nước đã đưa ra một số chính sách, cụ thể:
Thứ nhất, Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế – xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.
Thứ hai, Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
Thứ ba, Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
Thứ tư, Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.
Thứ năm, Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
Thứ sáu, Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp.