Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Lâm nghiệp » Quy định phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

Luật Lâm nghiệp

Quy định phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

  • 15/05/202215/05/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    15/05/2022
    Luật Lâm nghiệp
    0

    Quy định phát triển rừng đặc dụng? Quy định phát triển rừng phòng hộ? Quy định phát triển rừng sản xuất?

    Mỗi chúng ta đều nhận thấy rằng, rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người và nó cũng gần gũi với bất cứ ai. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng ý thức rõ được những vai trò của rừng. Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng bị đe dọa và các thảm họa thiên tai xảy ra với cường độ dày hơn, chúng ta cần phải biết cách bảo tồn, phát triển rừng hơn nữa. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể về phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Quy định phát triển rừng đặc dụng:
    • 2 2. Quy định phát triển rừng phòng hộ: 
    • 3 3. Quy định phát triển rừng sản xuất:

    1. Quy định phát triển rừng đặc dụng:

    Ta hiểu về rừng đặc dụng như sau:

    Rừng đặc dụng được hiểu cơ bản là loại rừng được xác lập theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, rừng đặc dụng có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

    Vai trò rừng đặc dụng:

    Đầu tiên, ta nhận thấy đất rừng đặc dụng có vai trò bảo tồn thiên nhiên hoang dã của quốc gia, lưu giữ những loài vật giống quý. Không chỉ động vật, thực vật cũng được bảo tồn, tránh trường hợp khai thác làm tuyệt chủng giống loài.

    Rừng đặc dụng sẽ cần phải theo mẫu chuẩn của hệ sinh thái, đảm bảo đủ các yếu tố bắt buộc. Đất rừng đặc dụng còn giúp bảo vệ di tích lịch sử đất nước, duy trì các địa danh nổi tiếng, nhiều loại còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Hiện nay, rừng đặc dụng đa số được triển khai thành khu du lịch cho các chủ thể là những khách hàng có thể tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn.

    Quy định về phát triển rừng đặc dụng:

    Theo Điều 46 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về phát triển rừng đặc dụng có nội dung cụ thể như sau:

    Xem thêm: Đất rừng phòng hộ đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

    “Điều 46. Phát triển rừng đặc dụng

    1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, thực hiện các hoạt động sau đây:

    a) Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên, bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

    b) Phục hồi cấu trúc rừng tự nhiên; áp dụng biện pháp kết hợp tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng, trồng loài cây bản địa trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng;

    c) Cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật.

    2. Đối với khu bảo vệ cảnh quan, thực hiện các hoạt động sau đây:

    a) Duy trì diện tích rừng hiện có;

    b) Áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng.

    Xem thêm: Có được xây dựng trang trại trên đất rừng sản xuất không?

    3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, thực hiện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do chủ rừng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

    4. Đối với rừng giống quốc gia, thực hiện hoạt động để duy trì và phát triển rừng theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    5. Đối với vườn thực vật quốc gia, thực hiện hoạt động sưu tập, chọn lọc, lưu giữ, gây trồng loài cây bản địa gắn với nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, tham quan du lịch.”

    Như vậy, cần thực hiện đúng quy định được nêu trên để có thể phát triển rừng đặc dụng. Việc ban hành có ý nghĩa và giá trị quan trọng đối với hệ thống rừng đặc dụng quốc gia. Giúp đảm bảo sự phát triển của hệ thống rừng đặc dụng trên cả nước ta.

    Ta nhận thấy rằng, rừng đặc dụng khác với rừng sản xuất hay rừng phòng hộ, hệ thống rừng đặc dụng tại Việt Nam luôn được áp dụng các quy định về quản lý, bảo vệ chặt chẽ và nghiêm ngặt. Áp lực lên các khu rừng đặc dụng hiện nay rất lớn, bởi vì trên thực tế nhà nước chưa có các cơ chế, chính sách cụ thể để có thể gắn kết cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển loại rừng này. Cộng đồng sống trong và xung quanh rừng đặc dụng có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực và hiệu quả quản lý, bảo vệ tài nguyên của vườn quốc gia, khu bảo tồn.

    Cũng chính vì thế mà nhà nước ta sẽ cần phải có các chính sách và cơ chế đúng đắn để nhằm có thể bảo vệ và pháp triển rừng đặc dụng. Để người dân từ vị thế là người chuyên khai thác rừng, cộng đồng địa phương có thể sẽ trở thành những người quản lý, bảo vệ, đảm bảo cho công tác bảo tồn thành công khi các quyền tiếp cận tài nguyên và chia sẻ lợi ích của họ được đáp ứng. Vì vậy, thu hút và gắn kết sự tham gia của cộng đồng địa phương thông qua cơ chế phối hợp quản lý trong giai đoạn hiện nay được xem là một trong những con đường đầy hứa hẹn đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng ở Việt Nam trong tương lai.

    2. Quy định phát triển rừng phòng hộ: 

    Ta hiểu về rừng phòng hộ như sau:

    Luật đất đai năm 2013 được ban hành và nó cũng đã ghi nhận rừng phòng hộ là một loại rừng được sử dụng chủ yếu vào mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát, chống nạn cát bay, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

    Xem thêm: Quy định về giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất

    Rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật và dựa trên thực tế cũng được chia ra thành nhiều loại khác nhau bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.  Tùy theo từng loại rừng mà chúng được xây dựng tại những vị trí khác biệt, giữ các chức năng nhất định.

    Chức năng rừng phòng hộ:

    Trên thực tế, đối với con người và môi trường sống của các sinh vật, rừng phòng hộ có vai trò vô cùng quan trọng, bên cạnh đó thì nó cũng tạo sức ảnh hưởng, sự tác động rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển của trái đất, cụ thể:

    – Đầu tiên đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, loại rừng này giúp điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

    – Rừng phòng hộ có vai trò quan trọng giúp ngăn tác hại do gió, bão thì loại rừng này được ví như tấm khiên xanh khổng lồ có công dụng chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông,… Loại rừng phòng hộ này trong giai đoạn hiện nay thường tập trung chủ yếu ở ven biển.

    – Rừng phòng hộ có vai trò ngăn sóng, loại rừng này có vai trò bảo vệ công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để nhằm có thể hình thành đất mới. Loại rừng này thường sinh trưởng tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông.

    – Rừng phòng hộ được trồng xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, đô thị, loại rừng này giúp cư dân sinh sống trong những khu vực này được hưởng bầu không khí trong lành bởi nó có chức năng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu vực đó.

    Theo Điều 47 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về phát triển rừng phòng hộ có nội dung cụ thể như sau:

    Xem thêm: Đất rừng phòng hộ là gì? Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất?

    “Điều 47. Phát triển rừng phòng hộ

    1. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, duy trì và hình thành cấu trúc rừng bảo đảm chức năng phòng hộ.

    2. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, thực hiện các hoạt động sau đây:

    a) Bảo vệ, kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên với làm giàu rừng;

    b) Trồng rừng ở nơi đất trống, không có khả năng tái sinh tự nhiên thành rừng; trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa, loài cây đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ.

    3. Đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, thực hiện các hoạt động sau đây:

    a) Thiết lập đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng;

    b) Áp dụng biện pháp trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt; được trồng bổ sung tại những nơi chưa đủ tiêu chí thành rừng.”

    Mất rừng phòng hộ hay thu hẹp diện tích của loại rừng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Động thực vật cũng từ đó sẽ mất đi môi trường sống tự nhiên và gây ra sự đảo lộn hệ sinh thái. Khi không còn cây để có thể giữ nước, lũ lụt xuất hiện với tần suất ngày càng tăng lên và không diễn ra theo quy luật mà con người đã lường trước, đẩy con người vào cảnh mất nhà cửa, ruộng vườn canh tác, nguồn tài nguyên tiềm năng vốn là kế mưu sinh của nhân dân các vùng miền và hậu quả cuối cùng đó chính là dẫn đến sự đói nghèo.

    Không những thế, thiếu đi rừng phòng họ thì người dân ở các đô thị cũng phải chịu cảnh phố xá ngập lụt vào mỗi mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và quá trình lưu thông các phương tiện đi lại. Như vậy, ta nhận thấy rừng phòng hộ có vai trò vô cùng trọng yếu đối với đời sống của con người và các hệ sinh thái khác nên việc phát triển rừng phòng hộ cũng rất được quan tâm và quy định về rừng phòng hộ đã được ban hành với nội dung được nêu cụ thể bên trên.

    3. Quy định phát triển rừng sản xuất:

    Ta hiểu về rừng sản xuất như sau:

    Rừng sản xuất được xác định là rừng đạt tiêu chí về rừng tự nhiên, rừng trồng theo đúng quy định của pháp luật và không thuộc các tiêu chí của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính Phủ. Trong giai đoạn như hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về rừng sản xuất tuy nhiên, ta có thể hiểu rừng sản xuất là loại rừng được sử dụng chủ yếu để nhằm mục đích có thể sản xuất, kinh doanh các loại gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp với rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.

    Trên thực tế thì đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để nhằm mục đích có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh lâm sản, gỗ, đặc sản rừng và kết hợp với rừng phòng hộ để có thể bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, đất rừng sản xuất được phép chuyển mục đích sử dụng tùy theo căn cứ nhu cầu của các chủ thể là người sử dụng đất và dựa vào quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước.

    Theo Điều 48 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về phát triển rừng sản xuất có nội dung cụ thể như sau:

    “Điều 48. Phát triển rừng sản xuất

    1. Duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự nhiên ở những diện tích trước đây đã khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành rừng; chỉ được cải tạo rừng tự nhiên ở những diện tích không có khả năng tự phục hồi.

    2. Hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản.

    3. Khuyến khích trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi nó điều kiện thích hợp.”

    Ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn như hiện nay thì vai trò của rừng nói chung và rừng sản xuất nói riêng là một vấn đề không cần phải bàn bạc nhiều bởi nó giữ vai trò vô cùng quan trọng và chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và các sinh vật. Việc bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là điều cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với đất nước ta. Chính vì thế mà pháp luật đã quy định cụ thể về việc phát triển rừng sản xuất. Việc phát triển rừng sản xuất sẽ cần phải tuân thủ đúng theo quy định đã được nêu cụ thể bên trên.

    Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân, Lao động, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.694 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Phát triển rừng

    Rừng đặc dụng

    Rừng phòng hộ

    Rừng sản xuất

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Điều kiện và thủ tục khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng

    Các tiêu chí để xác định rừng đặc dụng? Điều kiện và thủ tục khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng?

    Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ

    Tìm hiểu về rừng đặc dụng? Tìm hiểu về rừng phòng hộ? Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ?

    Quyền, nghĩa vụ của chủ rừng đặc dụng theo Luật Lâm nghiệp

    Các quyền của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng? Ban quản lý rừng đặc dụng tiếng Anh là gì? Các nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng?

    Quyền, nghĩa vụ của chủ rừng phòng hộ theo Luật Lâm nghiệp

    Các quyền của chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ? Ban quản lý rừng phòng hộ tiếng Anh là gì? Các nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ?

    Nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động quỹ bảo vệ và phát triển rừng

    Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng? Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tiếng Anh là gì? Nguyên tắc hoạt động của Quỹ bảo vệ rừng?

    Quỹ phòng hộ là gì? Rủi ro, có nên đầu tư vào quỹ phòng hộ không?

    Quỹ phòng hộ là gì? Rủi ro, có nên đầu tư vào quỹ phòng hộ không?

    Công văn 5153/TCT-CS về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Ban quản lý rừng phòng hộ do Tổng cục Thuế ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 5153/TCT-CS về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Ban quản lý rừng phòng hộ do Tổng cục Thuế ban hành

    Công văn 416/TTg-KTTH về các dự án trồng rừng sản xuất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 416/TTg-KTTH về các dự án trồng rừng sản xuất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn 3406/BNN-TCLN triển khai dự án Bảo vệ và phát triển rừng bố trí ổn định dân cư tại Vườn quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2010 – 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3406/BNN-TCLN triển khai dự án Bảo vệ và phát triển rừng bố trí ổn định dân cư tại Vườn quốc gia Hoàng Liên giai đoạn 2010 - 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Tội cưỡng dâm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

    Cưỡng dâm là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình.

    Hiếp dâm là gì? Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu?

    Hiếp dâm là gì? Phân biệt hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô và giao cấu? Sự khác biệt giữa hành vi hiếp dâm, hành vi cưỡng dâm, hành vi dâm ô và hành vi giao cấu?

    Cưỡng dâm là gì? Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự?

    Cưỡng dâm là gì? Tội cưỡng dâm theo quy định Bộ luật hình sự? Phân biệt cưỡng dâm và hiếp dâm? Phân tích các yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi?

    Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự

    Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là gì? Quy định của Bộ luật Hình sự về Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi?

    Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 Bộ luật hình sự 2015

    Tố cáo hành vi hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi? Trách nhiệm hình sự đối với hành vi hiếp dâm trẻ em? Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017?

    Tội hành hạ người khác theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015

    Hiểu thế nào về tội hành hạ người khác theo quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự? Trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm?

    Tội vô ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe do vi phạm quy tắc nghề nghiệp

    Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại Điều 109 Bộ luật hình sự.

    Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Xử phạt hành chính hành vi đánh nhau.

    Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát theo Bộ luật hình sự 2015

    Hành vi xúi giục, giúp người khác tự sát là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát theo BLHS? Cấu thành tội phạm?

    Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới nhất 2022

    Bài viết giới thiệu về các Bộ luật hình sự, được ban hành qua các thời kỳ khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là Bộ luật hình sự năm 2015 đang áp dụng thi hành - Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 hiện đang là bộ luật hình sự mới nhất năm 2022.

    Hành vi xâm phạm mồ mả, hài cốt, tro hài cốt của người chết

    Xác định các hành vi xâm phạm mồ mả? Thuật ngữ tiếng Anh? Hành vi xâm phạm tro cốt, hài cốt? Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo BLHS?

    Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

    Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Tội bức tử là gì? Tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015?

    Tội bức tử là gì? Đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát có phải là tội bức tử không? Cấu thành tội phạm của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015? Quy định về người bị hại trong tội bức tử?

    Bài thu hoạch là gì? Cách viết bài thu hoạch với mẫu chuẩn?

    Bài thu hoạch là gì? Mẫu bài thu hoạch mới nhất năm 2022? Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch chuẩn? Bài thu hoạch mẫu viết sẵn tham khảo?

    Chứng từ kế toán là gì? Quy định mới nhất về chứng từ kế toán?

    Chứng từ kế toán là gì? Nội dung chứng từ kế toán? Quy định về lập chứng từ kế toán? Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán? Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán?

    Lý luận nhà nước và pháp luật là môn gì? Nghiên cứu những gì?

    Lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu gì? Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung môn lý luận nhà nước và pháp luật?

    Thủ tục xin bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Thời gian được bảo lưu?

    Các trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Các bước cần thực hiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Thủ tục bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp? Các trường hợp không được bảo lưu thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp?

    Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì? Những điều cần biết?

    Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì? Ai phải đi đổi căn cước công dân gắn chip? Những điều cần biết về thẻ CCCD gắn chíp? Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip?

    Đại lý thuế là gì? Điều kiện thi và cấp chứng chỉ đại lý thuế mới nhất?

    Đại lý thuế là gì? Điều kiện thi và cấp chứng chỉ đại lý thuế mới nhất? Những điều kiện của cá nhân làm nhân viên đại lý thuế?

    Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN?

    Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN? Thu nhập bao nhiêu thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Cách tính khấu trừ thuế TNCN đối với cá nhân lưu trú và không lưu trú.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá