Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

Tư vấn pháp luật

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

  • 28/06/202128/06/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    28/06/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Khái quát về rừng? Một số quy định về đất rừng? Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng?

    Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận được vai trò của rừng. Rừng có ý nghĩa quan trọng đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Vì những tác động của con người thông qua thực trạng khai thác lậu quá mức, lâm tặc hoành hành rất mạnh mà ngày nay, rừng đang bị tàn phá nặng nề và dần mất đi giá trị của nó. Chính bởi vậy, Chính phủ nước ta đã ban hành nhiều chủ trương quan tâm đến vấn đề rừng ví dụ như: thực hiện trồng rừng, cải tạo rừng, siết chặt hơn trong các công tác quản lý lâm tặc. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    1. Khái quát về rừng:

    1.1. Rừng là gì?

    Ta có thể hiểu, rừng là một quần xã sinh vật. Mà trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu của rừng. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn thì mới được gọi là rừng.

    Giữa các quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm mục đích để đảm bảo sự khác biệt giữa hoàn cảnh của rừng và các hoàn cảnh khác.

    Đối với mỗi quốc gia, rừng đều là một nguồn tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái.

    Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và hoạt động sản xuất của xã hội và con người.

    1.2. Vai trò của rừng:

    Rừng có rất nhiều vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ta có thể kể ra một số vai trò và tác dụng to lớn của rừng đối với đời sống cụ thể đó là:

    – Rừng giúp cung cấp nguồn oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu. Đây là nguồn cung cấp phần lớn oxy để đảm bảo sự sống của con người và các loại sinh vật khác trên trái đất.

    – Rừng mang đến một nguồn không khí trong lành hơn cho con người và các loài sinh vật khác.

    Xem thêm: Nội dung chính sách của Nhà nước về phát triển việc làm

    – Rừng là môi trường sinh sống và trú ẩn của rất nhiều loài động thực vật khác nhau. Trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chính bởi vì vậy đây là nơi cung cấp nguồn thực phẩm, nguyên liệu quý hiến cho con người, và đặc biệt cũng là nơi lưu trữ của nhiều nguồn gen quý hiếm.

    – Rừng là nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.

    – Rừng có vai trò quan trọng giúp chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.

    – Rừng giúp các quốc gia phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.

    – Rừng là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.

    2. Một số quy định về đất rừng:

    2.1. Phân loại đất rừng:

    Theo quy định của Luật Đất đai 2013 đã quy định tại Việt Nam hiện nay có ba loại đất rừng và đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:

    – Thứ nhất: Đất rừng sản xuất.

    – Thứ hai: Đất rừng phòng hộ.

    Xem thêm: Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ

     Thứ ba: Đất rừng đặc dụng.

    2.2. Mục đích sử dụng các loại rừng:

    Mỗi loại rừng sẽ được sử dụng vào những mục đích khác nhau, cụ thể mục đích sử dụng đối với các loại rừng được quy định như sau:

    – Mục đích sử dụng đối với rừng sản xuất: Đất rừng này được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

    – Mục đích sử dụng đối với rừng phòng hộ: Đất rừng này được sử dụng chủ yếu vào mục đích để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

    – Mục đích sử dụng đối với rừng đặc dụng: Loại đất rừng này được Nhà nước ta sử dụng chủ yếu vào mục đích để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.

    2.3. Chế độ sử dụng đất rừng:

    Hiện nay, pháp luật nước ta ban hành các quy định về chế độ sử dụng đất rừng đối với các loại đất rừng có nội dung như sau:

    – Thứ nhất: Đất rừng sản xuất:

    Rừng sản xuất bao gồm hai loại sau đây: rừng tự nhiên và rừng trồng.

    Xem thêm: Các chính sách của Nhà nước về lao động theo Bộ luật lao động

    Đối với rừng tự nhiên:

    Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

    Đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

    Đối với rừng trồng:

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật đất đai 2013 quy định Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo nội dung sau đây:

    – Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.

    – Nhà nước thực hiện cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng.

    – Đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

    – Thứ hai: Đất rừng phòng hộ:

    Theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng phòng hộ được quy định có nội dung như sau:

    Xem thêm: Chính sách kinh tế đối ngoại là gì? Chức năng và vai trò?

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào các mục đích khác nhưng cần phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

    – Thứ ba: Đất rừng đặc dụng:

    Theo Điều 138 Luật Đất đai 2013 quy định việc sử dụng đất rừng đặc dụng có nội dung như sau, cụ thể:

    – Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

    – Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

    – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

    3. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng:

    Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

    Hiện nay, do rừng bị tàn phá ngày càng nặng nề sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người đặc biệt là những người miền núi sống nhờ cậy vào rừng. Khi rằng bị chặt phá thì nguy cơ bị sói mòn, sạt lỡ là rất cao và tác động đến con người. chính vì vậy nhà nước mới có những chính sách để bảo vệ và phát triển rừng.

    Xem thêm: Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

    Theo quy định tại Điều 10 Luật bảo vệ và phát triển rừng thì Nhà nước đã đưa ra một số chính sách, cụ thể:

    Thứ nhất, Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế – xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.

    Thứ hai, Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

    Thứ ba, Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.

    Thứ tư, Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.

    Thứ năm, Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.

    Thứ sáu, Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

    Xem thêm: Có được phép tự ý làm khu sinh thái trên đất rừng không?

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.627 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bảo vệ rừng

    Chính sách của Nhà nước

    Phát triển rừng


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Trồng trọt là gì? Chính sách của Nhà nước đối với trồng trọt?

    Trồng trọt là gì? Trồng trọt có tên trong tiếng Anh là gì? Chính sách của Nhà nước đối với trồng trọt?

    Quy định phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

    Quy định phát triển rừng đặc dụng? Quy định phát triển rừng phòng hộ? Quy định phát triển rừng sản xuất?

    Quyền và nghĩa vụ của các bên trong dịch vụ môi trường rừng

    Quyền và nghĩa vụ của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng? Quyền và nghĩa vụ của các bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng?

    Chế độ lương, phụ cấp của lực lương chuyên trách bảo vệ rừng

    Quy định chung về chế độ, chính sách? Chế độ lương, phụ cấp tiếng Anh là gì? Với Viên chức thuộc Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng? Lương của viên chức Hạt Kiểm lâm khi chuyển đổi mô hình hoạt động?

    Suy thoái rừng là gì? Thực trang, nguyên nhân và giải pháp?

    Suy thoái rừng là gì? Suy thoái rừng tiếng Anh là gì? Thực trạng suy thoái rừng hiện nay? Nguyên nhân và giải pháp?

    Nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động quỹ bảo vệ và phát triển rừng

    Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng? Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tiếng Anh là gì? Nguyên tắc hoạt động của Quỹ bảo vệ rừng?

    Trách nhiệm bảo vệ rừng? Toàn dân phải làm gì để bảo vệ rừng?

    Trách nhiệm bảo vệ rừng là gì? Trách nhiệm bảo vệ rừng tiếng Anh là gì? Toàn dân phải làm gì để bảo vệ rừng?

    Quy định biện pháp, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng

    Quy định biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng? Phòng cháy, chữa cháy rừng tiếng Anh là gì? Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng?

    Quy định về việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp

    Tại sao cần bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp? Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp tiếng Anh là gì? Quy định pháp luật?

    Dịch vụ môi trường rừng là gì? Chi trả dịch vụ môi trường rừng?

    Dịch vụ môi trường rừng là gì? Các loại dịch vụ môi trường rừng? Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng? Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Mẫu bản tự kiểm điểm Đoàn viên và hướng dẫn cách viết

    Khái niệm Bản kiểm điểm Đoàn viên? Tiêu chí đánh giá đoàn viên? Bản kiểm điểm đoàn viên?

    Thâm niên công tác được tính thế nào? Cách tính thâm niên?

    Khái niệm thâm niên công tác? Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên? Cách tính phụ cấp thâm niên? Phụ cấp thâm niên có được tính đóng BHXH bắt buộc không?

    Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Khái quát về thẻ căn cước công dân gắn chíp? Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán? Vai trò của công ty chứng khoán?

    Mất khả năng thanh toán là gì? Thế nào là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

    Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là gì? Các chủ thể có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản? Trình tự, thủ tục giải quyết phá sản?

    Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Hợp đồng mua bán hàng hóa? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm và phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm và quy định về hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa? ? Hình thức và nội dung của hợp đồng đại lý thương mại? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý? Điều kiện có hiệu lực về chủ thể của hợp đồng đại lý? Hợp đồng đại lý có sử dụng biện pháp bảo đảm là ký quỹ?

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao đối với các loại tác phẩm

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao cho các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, nhiếp ảnh? Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao? Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn? Quy định của pháp luật về tiền nhuận bút? Viết bài đăng báo có được trả nhuận bút không? Viết bài cho công ty để tuyên truyền thì có được hưởng nhuận bút không?

    Thỏa thuận trọng tài là gì? Trọng tài thương mại quốc tế và thỏa thuận trọng tài

    Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Thỏa thuận trọng tài là gì? Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài? Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận trọng tài? Sự hỗ trợ của tòa án đối với thỏa thuận trọng tài? Nội dung của thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế? Thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế vô hiệu? Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Xe kinh doanh vận tải tiếng Anh là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam? Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng? Phân loại tổ chức tín dụng? Ý nghĩa của việc phân loại tổ chức tín dụng? Một số tổ chức tín dụng điển hình?

    Quảng cáo là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại?

    Quảng cáo thương mại là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại? Sản phẩm quảng cáo thương mại? Phương tiện quảng cáo thương mại? Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Quy định về hợp đồng trong kinh doanh?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh? Phân loại hợp đồng trong kinh doanh? Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng trong kinh doanh? Hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh thương mại? Khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại?

    Vi phạm hợp đồng là gì? Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại?

    Quy định về Vi phạm hợp đồng thương mại? Xử lý Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại? Mức phạt vi phạm đối với thực hiện sai hợp đồng thương Mại? Một số thông tin pháp lý khác về hợp đồng thương mại?

    Logistics là gì? Phân tích các đặc điểm của dịch vụ Logistics?

    Logistics là gì? Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm về chủ thể của dịch vụ logistics? Đặc điểm về nội dung dịch vụ logistics? Đặc điểm về tính chất dịch vụ logistics?

    Nhóm công ty là gì? Đặc điểm pháp lý của nhóm công ty

    Khái niệm nhóm công ty? Đặc điểm pháp lý cơ bản của nhóm công ty? Các hình thức nhóm công ty? Ưu nhược điểm của mô hình nhóm công ty? Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty?

    Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Quy định chung của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra Nước Ngoài? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài? Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Nội dung Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

    Tìm hiểu về Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục? Tìm hiểu về nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW? Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá