Xác định chiếm hữu ngay tình hay không ngay tình còn nhằm mục đích để bảo vệ những lợi ích vật chất hợp pháp của chủ sở hữu, của người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Để hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Chiếm hữu ngay tình là gì?
Theo
“Điều 180. Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Chiếm hữu ngay tình đã được quy định trong
So với Điều 189 Bộ luật dân sự năm 2005 thì tại Điều 180
Như vậy, ta nhận thấy, chiếm hữu ngay tình là việc các cá nhân hay tổ chức chiếm hữu tài sản mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 184 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh”.
Ta nhận thấy, tại điều luật chỉ có suy đoán một người chiếm hữu là chiếm hữu ngay tình. Quy định được nêu trên đã cho thấy người đang nắm giữ, chi phối tài sản chưa đủ để suy đoán là ngay tình, vì để hưởng sự suy đoán này, người đang nắm giữ, chi phối phải còn chứng minh thêm rằng họ nắm giữ, chi phối tài sản như chủ thể có quyền đối với tài sản thì mới được coi là người chiếm hữu đối với tài sản đó.
Như vậy, chúng ta thấy điều mà pháp luật suy đoán không phải là các chủ thể cứ cầm giữ, chi phối đối với tài sản thì được suy đoán là người chiếm hữu tài sản đó. Pháp luật chỉ đưa ra suy đoán về sự ngay tình sau khi người liên quan hội đủ điều kiện là người chiếm hữu. Nói một cách khác dễ hiểu hơn, các chủ thể là người đang nắm giữ, chi phối tài sản có nghĩa vụ chứng minh mình có đủ tư cách của người chiếm hữu còn người có tranh chấp với họ có nghĩa vụ chứng minh sự không ngay tình theo quy định của pháp luật.
Quyền của người chiếm hữu ngay tình:
Người chiếm hữu ngay tình có những quyền cơ bản sau đây:
– Người chiếm hữu ngay tình có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản …)
– Người chiếm hữu ngay tình có quyền được hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điển bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.
– Người chiếm hữu ngay tình có quyền được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để bảo quản và tăng giá trị cho tài sản.
Xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu mà không có căn cứ pháp luật:
Các chủ thể là người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản và ba mươi năm đối với bất động sản thì pháp luật quy định các chủ thể này sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu đối với tài sản.
2. Một số đặc điểm của chiếm hữu ngay tình:
Chiếm hữu ngay tình có những đặc điểm cơ bản như sau:
– Đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó được quy định cụ thể tại khoản 3 điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015.
– Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản. Còn đối với trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì các chủ thể là chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
– Đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Còn trong trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba theo quy định pháp luật sẽ bị vô hiệu, trừ các trường hợp khi mà người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định của Toà án bị hủy, sửa.
– Đối với nguyên vật liệu được chiếm hữu mà đã tạo ra sản phẩm khác thì chủ sở hữu của nguyên vật liệu là chủ sở hữu ngay tình của sản phẩm đó.
– Khi sử dụng nguyên vật liệu của người khác và các cá nhân, tổ chức ngay tình trở thành chủ sở hữu thì phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu đó.
– Đối với trường hợp các chủ thể là người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu được pháp luật quy định có quyền yêu cầu giao lại vật mới. Nếu có nhiều chủ sở hữu đối với nguyên vật liệu thì những người này sẽ là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình sẽ có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.
3. So sánh chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình:
3.1. Chiếm hữu không ngay tình:
Trái lại với chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình được quy định rõ ràng tại Điều 181 của Bộ luật dân sự 2015 với nội dung như sau:
“Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình
Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Như vậy, ta nhận thấy, chiếm hữu ngay tình là hình thức chiếm hữu ngược lại với chiếm hữu không ngay tình và được quy đinh cụ thể tại Điều 181 Bộ luật dân sự 2015, chiếm hữu không ngay tình được hiểu một cách đơn giản là việc chiếm hữu đòi hỏi người chiếm hữu phải nhận thức được mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
3.2. Điểm giống nhau:
– Chiếm hữu ngay tình và không ngay tình đều liên quan đến quyền tài sản của các cá nhân, tổ chức.
– Các chủ thể là người sở hữu đều phải thực hiện theo một số nghĩa vụ nhất định.
3.3. Điểm khác nhau:
Khái niệm:
– Chiếm hữu ngay tình: Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
– Chiếm hữu không ngay tình: Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu
Căn cứ pháp lý:
– Chiếm hữu ngay tình: Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015.
– Chiếm hữu không ngay tình: Điều 181 Bộ luật dân sự năm 2015.
Chế độ pháp lý (chế độ bảo vệ của pháp luật):
– Chiếm hữu ngay tình:
Các chủ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật công nhận và bảo vệ trong một số trường hợp sau đây:
+ Có thể trở thành chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự.
+ Có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức trong một số trường hợp cụ thể.
– Chiếm hữu không ngay tình:
Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình không được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp.
Bản chất:
– Chiếm hữu ngay tình:
Các chủ thể là người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
– Chiếm hữu không ngay tình:
Các chủ thể là người chiếm hữu biết rõ tài sản mình đang chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật.
Hậu quả pháp lý:
– Chiếm hữu ngay tình:
Các chủ thể là người chiếm hữu ngay tình sẽ phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu nhưng nếu việc chiếm hữu có yếu tố liên tục, công khai thì người chiếm hữu ngay tình được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại và được áp dụng thời hiệu hưởng quyền được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 184 Bộ luật dân sự 2015) như sau:
+ Đối với bất động sản: nếu trong vòng 30 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của bất động sản được quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015.
+ Đối với động sản: nếu trong vòng 10 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của động sản đó được quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015.
– Chiếm hữu không ngay tình:
Các chủ thể là người chiếm hữu không ngay tình buộc phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế đối với tài sản, hoàn trả lại tài sản cho chủ thể có quyền đối với tài sản, bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi chiếm hữu bất hợp pháp gây ra theo Điều 579 và Khoản 1 Điều 581 Bộ luật dân sự 2015.
Tình trạng suy đoán:
– Chiếm hữu ngay tình:
Ngay tình là trường hợp mặc nhiên thừa nhận của người chiếm hữu theo tình trạng suy đoán được quy định tại khoản 1 Điều 184 581 Bộ luật dân sự 2015.
– Chiếm hữu không ngay tình:
Nếu người nào cho rằng người chiếm hữu là không ngay tình thì phải chứng minh được quy định tại khoản 1 Điều 184 581 Bộ luật dân sự 2015.